Về vụ bệnh nhân chết lâm sàng sau khi xịt thuốc tê: Bác sĩ sử dụng kỹ thuật và loại thuốc được phép

Liên quan tới trường hợp bệnh nhân Trần Thị Tưởng (51 tuổi, quê ở Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) bị lên cơn co giật dẫn tới hôn mê sâu, chết lâm sàng sau khi được bác sỹ xịt thuốc tê để xử lý u nang nước ở thanh quản (báo SGGP đã đưa tin), sáng 15-11, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã có buổi gặp gỡ báo chí trao đổi thẳng thắn về ca tai biến này…
Về vụ bệnh nhân chết lâm sàng sau khi xịt thuốc tê: Bác sĩ sử dụng kỹ thuật và loại thuốc được phép

(SGGPO). - Liên quan tới trường hợp bệnh nhân Trần Thị Tưởng (51 tuổi, quê ở Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) bị lên cơn co giật dẫn tới hôn mê sâu, chết lâm sàng sau khi được bác sỹ xịt thuốc tê để xử lý u nang nước ở thanh quản (báo SGGP đã đưa tin), sáng 15-11, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã có buổi gặp gỡ báo chí trao đổi thẳng thắn về ca tai biến này…

PGS, TS Hoàng Sơn, Giám đốc phụ trách chuyên môn của bệnh viện đa khoa Hà Nội cho biết: Sau khi báo chí phản ánh về trường hợp tai biến của bệnh nhân Trần Thị Tưởng, bệnh viện đã có báo cáo vụ việc này lên Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và cơ quan công an. Trước mắt, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội yêu cầu bệnh viện phải phối hợp chặt chẽ với bệnh viện Việt Đức trong quá trình điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân. Đồng thời, lãnh đạo bệnh viện đa khoa Hà Nội cũng đã tiến hành rà soát, kiểm tra lại bệnh án, cũng như quá trình điều trị cho bệnh nhân Tưởng cho thấy bác sỹ tuân thủ đúng chuyên môn và chưa phát hiện có sai sót.

PGS.TS Hoàng Sơn trả lời báo chí về nguyên nhân dẫn đến việc co giật, hôn mê sâu của bệnh nhân Trần Thị Tưởng

PGS.TS Hoàng Sơn trả lời báo chí về nguyên nhân dẫn đến việc co giật, hôn mê sâu của bệnh nhân Trần Thị Tưởng

Trả lời câu hỏi của báo chí về nguyên nhân dẫn đến việc co giật, hôn mê sâu của bệnh nhân Trần Thị Tưởng sau khi được bác sỹ xịt thuốc tê, PGS.TS Hoàng Sơn cho biết: Ngày 8-11, bệnh nhân Tưởng được gia đình đưa tới bệnh viện khám lại sau ca phẫu thuật, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài An người trực tiếp khám cho bệnh nhân Tưởng phát hiện có nang nước ở dây thanh bên trái nên quyết định chuyển bệnh nhân lên phòng phẫu thuật để bấm nang nước.

Trước khi thực hiện kỹ thuật bấm nang nước, bệnh nhân được xịt thuốc Xylocain 10% trong vòng 3 lần. Tuy nhiên sau lần xịt thứ 3, đặt càng soi để kiểm tra dây thanh thì chỉ số SP 02 (hồng cầu với oxy) của bệnh nhân giảm đột ngột từ 99% xuống còn 43% nên bác sỹ quyết định tháo càng soi tiến hành cấp cứu với chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân bị co thắt thanh quản cấp. Sau khi thực hiện các biện pháp hô hấp hỗ trợ như ép tim ngoài lồng ngực và sử dụng thuốc hỗ trợ cấp cứu: Natriclorid 0,9%; Manitol 20%; Natribicarbonat 1,4%...tình trạng bệnh nhân vẫn không có tiến triển, bệnh viện đã xin ý kiến của một số chuyên gia về gây mê hồi sức và quyết định chuyển bệnh nhân Tưởng sang bệnh viện Việt Đức.

Lãnh đạo bệnh viện đa khoa Hà Nội cũng khẳng định, thuốc xịt Xylocain 10% là loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế  và không phải thửù phản ứng trước khi sử dụng. Hơn nữa, trong ca phẫu thuật lấy nang thanh quản trước đó vào ngày 30-10, bệnh nhân Tưởng cũng đã được xịt loại thuốc này. PGS, TS Sơn cũng cho biết, kỹ thuật phẫu thuật nội soi lấy u nang thanh quản mà bệnh viện áp dụng cho bệnh nhân là kỹ thuật mà bệnh viện được phép thực hiện và bác sỹ PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài An người trực tiếp thực hiện kỹ thuật này cũng được cấp phép hành nghề.

PGS.TS Hoàng Sơn cũng cho biết, sau hơn một tuần nằm điều trị tại bệnh viện Việt Đức, đến nay, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, phải thở máy nhưng vẫn có mạch đập và huyết áp. Liên quan tới việc PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài An là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Tưởng không có mặt ở bệnh viện trong thời gian bệnh nhân điều trị bên bệnh viện Việt Đức, PGS.TS Hoàng Sơn khẳng định: Không có chuyện bác sỹ An trốn tránh trách nhiệm hay lánh mặt như người nhà hiểu nhầm. Hiện nay, BS An đang tập huấn ở bệnh viện RaJavithi ở Thái Lan theo chương trình từ trước. Đây là chương trình đào tạo thường niên với nội dung cấy điện ốc tai cho bệnh nhân. Dự kiến, bác sỹ An sẽ trở về Việt Nam vào ngày 16-11 và sẽ trực tiếp làm việc với người nhà bệnh nhân.

NG. KHÁNH

Tin cùng chuyên mục