Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm tự hào không chỉ của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ví, giặm vẫn sống, sống âm ỉ, âm thầm chảy trong đời sống của người dân xứ Nghệ.
Theo thống kê, tại Nghệ An và Hà Tĩnh có trên 260 làng có thực hành dân ca ví, giặm; 75 nhóm dân ca ví, giặm đang hoạt động thường xuyên với trên 1.500 thành viên. Chúng tôi đã ghi lại được những khoảnh khắc, những “lát cắt” về loại hình nghệ thuật trình diễn đặc sắc này.
Một tiết mục tại Liên hoan CLB dân ca ví, giặm tỉnh Hà Tĩnh.
Nghệ nhân cao tuổi Lê Thị Vinh (CLB Dân ca ví, giặm Ngọc Sơn, Nghệ An): “Phụ tử tình thâm công thầy (mà) nghĩa mẹ…”.
Nghệ nhân Nguyễn Nghĩa Hợi (75 tuổi, trái ảnh) - người có công truyền dạy ví, giặm cho hàng trăm người và nghệ sĩ Đình Bảo - người sinh ra làn điệu Tứ Hoa nổi tiếng, sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất thích và khen ngợi.
Cô bé Ngô Hoàng Anh (huyện Diễn Châu) mới 7 tuổi nhưng đã điêu luyện với ngón đàn bầu dân ca ví, giặm “giận thì giận mà thương thì thương…”.
Cháu Nguyễn Quốc Bảo (Kim Liên, Nam Đàn) được công nhận là nghệ nhân nhỏ tuổi nhất hát dân ca ví, giặm khi mới 5 tuổi.
Một buổi sinh hoạt của CLB Dân ca ví, giặm Ngọc Sơn (Thanh Chương, Nghệ An).
Người nước ngoài tham gia sinh hoạt và nghe hát dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
DUY CƯỜNG - DIỆP THANH