Ví Việt đang dần trở thành ngân hàng bán lẻ trực tuyến

Mặc dù việc thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam đang chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên, thói quen này của người tiêu dùng đang dần thay đổi khi các điểm chấp nhận thanh toán bằng cà thẻ, ví điện tử… đang xuất hiện ngày càng nhiều. Các loại ví điện tử đến từ các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính (Fintech), công ty viễn thông đã giúp người dân có thêm lựa chọn khi thực hiện các giao dịch và thanh toán trực tuyến. Theo Asian Banker Research, tổng số người dùng ví điện tử ở Việt Nam dự kiến sẽ vượt mốc 10 triệu người vào năm 2020.

Nhiều tiện ích với Ví Việt

Sử dụng ứng dụng Ví Việt của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trên điện thoại gần 1 năm nay, chị Nguyễn Thị Quyên ở Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) cảm thấy hài lòng khi mọi việc thanh toán các khoản điện, nước đã trở nên thuận tiện hơn thông qua smartphone. Thích mua sắm nhưng công việc không cho phép nên chị không có nhiều thời gian để “lang thang” các shop.

Chính vì vậy, từ khi tải ứng dụng Ví Việt trên kho ứng dụng, việc mua sắm của chị thuận lợi hơn nhiều khi mọi thao tác đều thực hiện online, từ việc xem mẫu mã, chọn kích cỡ đến thanh toán. Thậm chí, tại nhiều thời điểm, chi phí mua hàng hóa cũng giảm đi nhiều khi nhà cung cấp dịch vụ và điểm liên kết bán hàng có chương trình khuyến mại, giảm giá.

Ví Việt đang dần trở thành ngân hàng bán lẻ trực tuyến ảnh 1 Khách hàng giao dịch tại LienVietPostBank

Chị Trần Thị Hà (nhân viên một công ty bảo hiểm trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, mới đây, chị lơ đễnh quên ví khi gọi xe taxi Mai Linh. Tuy nhiên, rất may, chị vẫn cầm điện thoại đi theo, nên việc thanh toán tiền đi taxi không gặp trở ngại, thông qua việc quét mã QR trên ứng dụng Ví Việt.

“Sau khi sử dụng Ví Việt để thanh toán cước taxi, tôi thấy hình thức này mang lại rất nhiều tiện ích như: chủ động quản lý và tra cứu giao dịch thanh toán, thực hiện đối soát giao dịch phát sinh…”. Với lần đầu tiên thanh toán tiền taxi qua Ví Việt, chị còn được nhận 20.000 đồng chuyển vào tài khoản sau khi thanh toán thành công do Ví Việt đang áp dụng chương trình khuyến mại.

2,5 triệu người sử dụng với gần 28.000 điểm chấp nhận thanh toán 

Theo LienVietPostBank, năm 2018, ngân hàng đã từng bước phát triển Ví Việt theo cách biến Ví Việt không chỉ là một ví điện tử dùng để thanh toán thông thường mà còn là một ngân hàng số cung cấp tất cả dịch vụ của một ngân hàng bán lẻ trực tuyến.

Thông qua Ví Việt, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng online bao gồm: gửi tiền tiết kiệm với lãi suất cao hơn tại quầy giao dịch; truy vấn, sao kê tài khoản; tất toán sổ tiết kiệm; vay cầm cố tiền gửi tiết kiệm; quản lý các loại thẻ do LienVietPostBank phát hành; thanh toán dư nợ thẻ tín dụng Mastercard và nhiều dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng.

Ví Việt đang dần trở thành ngân hàng bán lẻ trực tuyến ảnh 2 Ví Việt đã mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng

Hiện Ví Việt đã kết nối thanh toán với nhiều đối tác chiến lược: điện lực, công ty cấp nước, các công ty viễn thông (Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile…), đại lý bán vé máy bay, xe khách, nhà hàng, khách sạn, chung cư, trường đại học, công ty bảo hiểm, cho vay tài chính... với trên 200 dịch vụ thanh toán online và nhiều dịch vụ tiện ích khác.

Chính vì vậy, ứng dụng Ví Việt không chỉ được sử dụng để thanh toán các loại hóa đơn tiêu dùng, mua sắm trực tuyến, trả tiền hàng hóa, dịch vụ, nạp tiền điện thoại… mà người dùng còn có thể chuyển tiền, nhận tiền, nạp tiền, thậm chí rút tiền tới gần 40 ngân hàng nội địa mọi lúc, mọi nơi.

Ví Việt cũng đã liên kết cùng nhiều ví điện tử khác để khai thác chuỗi điểm chấp nhận thanh toán của nhau như Ví Việt đã thanh toán được trên 20.000 điểm của VNPay.

Theo LienVietPostBank, tính đến hết tháng 3-2019, sau hơn 2 năm có mặt trên thị trường, Ví Việt đã có 2,5 triệu người sử dụng và 28.000 điểm chấp nhận thanh toán. Tổng số lượt giao dịch là 15,2 triệu; giao dịch chuyển tiền là 26.000 tỷ đồng; tổng số tiền thanh toán hóa đơn 1.300 tỷ đồng; số tiền gửi tiết kiệm online 5.400 tỷ đồng; tổng số tiền vay cầm cố (đã giải ngân) 1.400 tỷ đồng.

Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng, năm 2018, Ví Việt cũng ra mắt thêm nhiều tính năng, dịch vụ mới như: nạp tiền vào Ví từ quầy giao dịch của gần 40 ngân hàng nội địa trên toàn quốc; phát hành thẻ trả trước quốc tế phi vật lý trên Ví Việt; hợp tác cùng Ngân hàng Woori Bank Việt Nam cung cấp các dịch vụ rút/chuyển tiền từ tài khoản Ví Việt sang tài khoản Woori Bank và nạp tiền từ tài khoản Woori Bank vào tài khoản Ví Việt với mức phí thấp.

LienVietPostBank cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 2 Công ty Nhật Bản là Công ty TNHH Mitsui Knowledge Industry (MKI) và Công ty TNHH Doreming nhằm triển khai giải pháp quản trị nhân lực và thanh toán tiền lương cho người lao động tại Việt Nam thông qua Ví Việt.

Ví Việt đang dần trở thành ngân hàng bán lẻ trực tuyến ảnh 3 Khách hàng trải nghiệm các dịch vụ

“Chúng tôi tự hào về Ví Việt, bởi Ví Việt đã mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Bên cạnh đó, đây cũng là sản phẩm được cộng đồng công nghệ thế giới cũng như Việt Nam đánh giá cao. Ngoài ra, sản phẩm này thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng và cho cổ đông”, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đình Thắng chia sẻ.

Theo các chuyên gia, đây là thời điểm bùng nổ của dịch vụ thanh toán điện tử, và công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nào chuẩn bị tốt về hạ tầng công nghệ và tính năng hiệu quả của sản phẩm sẽ “thắng” trong cuộc đua dịch vụ ở giai đoạn hội nhập.

Năm 2018, Ví Việt đã giành được nhiều thành tựu to lớn khi liên tiếp nhận được 2 giải thưởng quan trọng: “Ứng dụng công nghệ số xuất sắc lĩnh vực tài chính - ngân hàng” tại Giải thưởng Công nghệ số xuất sắc năm 2018 và “Doanh nghiệp Fintech tiêu biểu 2018” tại Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2018.

Trước đó, vào tháng 1-2018, LienVietPostBank còn đạt giải “Dự án ngân hàng di động tốt nhất tại Việt Nam” trong chương trình “The Asian Banker Vietnam Country Awards 2018” với dự án Ví Việt. 

Tin cùng chuyên mục