Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng tới 20% dân số Việt Nam và ngày càng có xu hướng tăng cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh VMDƯ khởi phát từ hiện tượng phản ứng dị ứng tức thì của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên (vật lạ) như bụi, lông vũ, mấm mốc, các loại hóa chất.... Đây là phản ứng toàn thân, và nó biểu hiện tại chỗ niêm mạc hốc mũi, gây kích thích niêm mạc được biểu hiện là ngứa, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi...
Chính vì vậy, những người làm các công việc phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn hàng ngày hay người có cơ địa dị ứng dễ nhạy cảm với các dị nguyên thường sẽ bị bệnh VMDƯ quanh năm. Những bà mẹ bị dị ứng thì con cái cũng sẽ có nguy cơ bị dị ứng theo đến 65%.
Theo các chuyên gia y tế, môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi thường xuyên và đột ngột, làm việc nhiều trong môi trường có điều hòa nhiệt độ cũng là nguyên nhân dẫn tới VMDƯ.
Cần xác định đúng bệnh
VMDƯ rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm bởi các triệu chứng của chúng có nhiều điểm giống nhau, khó phân biệt rõ ràng như hắt hơi, chảy mũi, nhức đầu, nghẹt mũi...
Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này người bệnh thường tự dùng các loại thuốc trị cảm cúm để điều trị. Khi mua thuốc hoặc cần tư vấn, những thông tin về biểu hiện bệnh của bệnh nhân đôi khi khiến các bác sĩ và dược sĩ cũng không thể kê toa tr ị đúng.
Hậu quả của việc sử dụng thuốc không đúng kéo dài này sẽ làm bệnh nặng hơn. Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính.
Triệu chứng đặc trưng và rõ ràng nhất của bệnh VMDƯ là ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không kiểm soát được và thường kéo theo cảm giác đau đầu do sự co thắt mạnh của các cơ khi hắt hơi. Ở giai đoạn nặng hơn, hiện tượng nghẹt mũi thường xuyên xảy ra ở một bên mũi, chảy nước mũi cả hai bên, dịch mũi có màu trong suốt, không có mùi.
Người VMDƯ thường phát bệnh từng cơn, vào thời điểm bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng. Ở các thời điểm không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.
Xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc uống điều trị viêm mũi dị ứng như kháng sinh, thuốc gây co mạch... Tuy nhiên, các loại thuốc này thường chỉ điều trị triệu chứng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, táo bón, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, run tay, loãng xương…
Để tránh các tác dụng không mong muốn, người bệnh nên lựa chọn phương án điều trị viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc nam. Các loại thuốc này được bào chế từ các thảo dược quý mang lại hiệu quả triệt để và rất an toàn. Đồng thời, nên kết hợp sử dụng cả thuốc uống và thuốc xịt thảo dược để tăng hiệu quả điều trị.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, giữ ấm cơ thể, vệ sinh răng miệng, tốt nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, thực phẩm gây dị ứng... Đối với những người phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất, cần phải đeo khẩu trang để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Thanh Tuyền