Một ngày cuối tuần, như thường lệ, anh Hiếu đến lớp huấn luyện quản trị kinh doanh tại Viện IBM với tâm trạng hồ hởi. Sau những bộn bề công việc của một lãnh đạo đơn vị, tuần này sẽ là cơ hội cho anh tận dụng kiến thức trên lớp để theo kịp một chương trình đào tạo sau đại học quốc tế mà anh theo học. Là một người chủ động tìm kiếm tri thức có chất lượng, anh được đánh giá cao tại cơ quan có tham vọng cầu tiến và tầm nhìn hội nhập kinh tế. Vậy bí quyết nào để học viên có nền tảng trong nước như anh Hiếu thành công với chương trình quốc tế?
Khó khăn thường trực
Với đa số người Việt, việc tiếp thu kiến thức để theo kịp một chương trình đào tạo quốc tế nâng cao về quản trị kinh doanh là thách thức không nhỏ. Mặc dù các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới thường tập trung vào kết quả học tập, khó khăn đầu tiên của người học thường là yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng trong tìm kiếm tài liệu chuyên đề nghiên cứu… Ngoài ra, chưa nói đến khoảng cách giữa nền tảng kiến thức đã học so với kiến thức cập nhật liên tục của nền giáo dục tiên tiến, anh cần phải hội nhập với phương pháp triển khai bài giảng và những yêu cầu chuẩn mực đầu ra. Vì vậy, học viên các chương trình thuần quốc tế như anh Hiếu thường có cảm giác hụt hẫng và đuối sức khi phải vượt rào cản kiến thức căn bản và phương pháp hoàn toàn mới, dẫn đến nhiều khả năng bỏ học.
Cần vai trò “bà đỡ”…
Tại TPHCM hiện có nhiều trường bồi dưỡng chuyên đề nhằm giúp học viên nắm bắt kiến thức bổ trợ cho học tập và công việc. Trong số đó, nổi lên trong vai trò một “bà đỡ” làm tốt công tác tư vấn, huấn luyện và bồi dưỡng…giúp học viên yên tâm và tin tưởng theo học các chương trình quốc tế, đó là Viện Quản lý Kinh doanh Quốc tế (IBM). Ở đây, trước hết nhờ quá trình nghiên cứu và trải nghiệm với chính các trường đại học tại các quốc gia tiên tiến Châu Âu và Mỹ. Thay vì bỏ ra chi phí lớn để mua hẳn bộ giáo trình về triển khai cho học viên Việt Nam, Viện IBM đã hợp tác nghiên cứu từng chuyên đề quản lý với các trường đại học nước ngoài. Theo đánh giá, đây là cách làm rất sáng suốt trong bối cảnh đào tạo xuyên biên giới như hiện nay. Khuôn khổ và yêu cầu đào tạo nâng cao của nước ngoài, nếu áp dụng thiếu linh hoạt, thường gây khó khăn cho học viên địa phương vì khác biệt về nền tảng kiến thức thực tiễn lẫn phương pháp sư phạm.
Các học viên trong một lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức tại Viện IBM
Việc hợp tác nghiên cứu quản trị với quốc tế vừa giúp cô đọng các nền tảng kiến thức cần thiết một cách bài bản, vừa “giảm chấn” về phương pháp truyền đạt và khả năng ngôn ngữ của đối tượng người học. Đặc biệt, người vừa học vừa làm tại Việt Nam cũng cần môi trường tương tác phù hợp. Hội đồng Khoa học của Viện IBM đã nghiên cứu tư duy kinh doanh và văn hóa học tập của người Việt, qua đó tích hợp thảo luận chiến lược giải quyết tình huống vào các lớp huấn luyện nhằm giúp người học có cơ hội trao đổi cởi mở các vấn đề trong môi trường quản lý hiện đại.
Vì vậy, các công trình nghiên cứu kiểu mẫu tại Viện IBM, khi chuyển giao trong chương trình huấn luyện, vừa phù hợp với phương pháp tiếp thu của nhiều đối tượng học tập tại Việt Nam như sinh viên, doanh nhân, viên chức và các cấp quản lý tầm trung trở lên, vừa đáp ứng nhu cầu tiếp cận kiến thức chuẩn mực quốc tế. Viện IBM được một số tổ chức giáo dục châu Âu và Mỹ đánh giá là đối tác nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả nhất trong 2 năm qua.*
Viện IBM là thành viên Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TPHCM (HASEM), được Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cấp phép cho hoạt động chuyển giao nghiên cứu khoa học, huấn luyện và bồi dưỡng các chuyên đề nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh và quản lý. Với nhiều đối tác nghiên cứu là các trường đại học trong và ngoài nước, Viện IBM đã phát triển và áp dụng thành công 20 chuyên đề đặc thù dành cho huấn luyện các đối tượng doanh nghiệp, cá nhân có nguyện vọng nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý. |
HỮU ÁI