Việt Nam - ngôi sao kinh tế đang lên

Đó là tựa đề bài viết về Việt Nam của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 28-9. Bài báo viết nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi sau cuộc suy thoái toàn cầu nhờ các giải pháp hữu hiệu của Chính phủ Việt Nam, trong đó có gói kích thích kinh tế hiệu quả. Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 8%/năm trong vòng 5 năm tới.
Việt Nam - ngôi sao kinh tế đang lên

Đó là tựa đề bài viết về Việt Nam của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 28-9. Bài báo viết nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi sau cuộc suy thoái toàn cầu nhờ các giải pháp hữu hiệu của Chính phủ Việt Nam, trong đó có gói kích thích kinh tế hiệu quả. Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 8%/năm trong vòng 5 năm tới.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức tăng trưởng của năm 2011 sẽ vào khoảng 7,5% so với mức 6,5% của năm nay. Đài này trích lời của Trưởng đại diện Ngân hàng Commonwealth (Australia) tại Việt Nam, ông Danny Armstrong, cho biết trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế phát triển thụt lùi, Việt Nam đã vượt qua cuộc suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất trong 80 năm qua với mức tăng trưởng 5,3% trong năm 2009 và ông tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển rực rỡ trong thời gian tới.

Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 8,5 tỷ USD nhằm giảm các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các cơ quan quản lý tiền tệ cũng có những điều chỉnh hợp lý tăng tính linh hoạt của đồng Việt Nam nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Ông Ayumi Konishi, Trưởng đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng gói kích thích kinh tế của Chính phủ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn suy thoái, giúp nền kinh tế Việt Nam vươn lên. Ngày 28-9 vừa qua, trong bản báo cáo cập nhật về triển vọng tăng trưởng của châu Á, ADB cũng đưa ra đánh giá lạc quan về mức tăng trưởng của Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 6,5% trong tháng 4 vừa qua đã được điều chỉnh lên thành 6,7% trong năm nay và 7% cho năm 2011. Đồng thời, ADB cũng hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm nay và năm tới.

Ngành da giày là một thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu của Công ty Bita’s. Ảnh: VIỆT DŨNG

Ngành da giày là một thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu của Công ty Bita’s. Ảnh: VIỆT DŨNG

Về lĩnh vực đầu tư, một bài phân tích của Reuters ngày 29-9 nhận định sau khi gia nhập WTO năm 2007 cùng với những lợi thế cạnh tranh sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm không nhỏ từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Giới phân tích nhận định rằng, các nhà sản xuất đang hướng về Việt Nam vì các nhà bán lẻ nhận ra sức hấp dẫn từ tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh ở thị trường có 86 triệu dân.

Bằng chứng cụ thể: Việt Nam đang trên đường thu hút vốn đầu tư trong năm 2010 mạnh mẽ hơn so với năm 2009. Chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam được giải ngân đã đạt mức 7,25 tỷ USD (cả năm 2009 là 10 tỷ USD). Điều này cũng đã được ghi nhận cụ thể hơn khi Việt Nam nhảy 16 bậc trong bảng Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới 2010-2011. Lợi nhuận các doanh nghiệp FDI đang tăng dần đều và và năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang được cải thiện.

Trong khi đó, một điều tra mới của Cơ quan Thương mại và đầu tư Anh phối hợp với Cơ quan Thông tin kinh tế (EIU) thuộc tập đoàn báo chí The Economist (Anh) cho biết Việt Nam trở thành quốc gia 3 năm liền thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế ngoài khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).

Reuters đã trích kết quả khảo sát mới đây của LHQ xếp Việt Nam đứng hàng thứ 8 trên toàn thế giới và thứ 3 ở châu Á trong danh sách các nền kinh tế thu hút FDI hàng đầu. 

Đ.VĂN

Tin cùng chuyên mục