Viết ở trường, đọc tương lai

Theo một nghiên cứu mới đây do Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tiến hành thì 1/4 số người trưởng thành ở EU không có đủ kỹ năng cần thiết để có thể thành công trong nền kinh tế tri thức hiện đại.

Theo một nghiên cứu mới đây do Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tiến hành thì 1/4 số người trưởng thành ở EU không có đủ kỹ năng cần thiết để có thể thành công trong nền kinh tế tri thức hiện đại.

Đây là nghiên cứu về năng lực cơ bản của người trưởng thành do EU và OECD thực hiện trên 166.000 người từ 16 - 64 tuổi tại 24 quốc gia. Theo đó, 1/5 số người trưởng thành kém về kỹ năng sử dụng máy vi tính, gặp khó khăn khi đọc, viết và tính toán. Cũng theo nghiên cứu, có một khoảng cách khá xa về trình độ trong các nước EU. Kỹ năng của thanh niên tốt nghiệp trung học tại Hà Lan và Phần Lan còn tốt hơn sinh viên tốt nghiệp đại học ở các nước châu Âu khác. Kết quả khảo sát cũng đã khiến các nhà làm giáo dục Anh hết sức lo ngại, khi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 16-24 của nước này bị xếp gần chót về khả năng biết đọc, biết viết và làm toán. Anh xếp thứ 22/24 nước tham gia xếp hạng về kỹ năng đọc, viết và đứng thứ 21 về số học, sau cả những nước như Estonia, Ba Lan và Slovakia. Mức độ nắm vững các kỹ năng cơ bản của người Anh đã giảm đi thay vì tăng lên như hầu hết các nước khác trong vòng 40 năm qua. Anh là nước duy nhất trong các nước phát triển mà thế hệ người từ độ tuổi 55 - 65 lại có khả năng biết đọc, biết viết và làm toán cao hơn thế hệ trẻ tuổi từ 16 - 24. Trong khi đó, trình độ văn học và toán học của học sinh, sinh viên Italia bị tụt hậu rất xa so với Anh, Đức, Pháp hay Ba Lan (các nước xếp dưới trung bình trong nghiên cứu), đó là còn chưa so với các nước được xếp trên trung bình như Phần Lan, Thụy Điển hay Bỉ.

Trước thực trạng này, các nhà phân tích đã kêu gọi một cuộc cải cách khẩn cấp hệ thống giáo dục châu Âu. Andrea Ichino, giáo sư kinh tế Trường Đại học Bologna và Đại học Florence của châu Aâu, cho rằng “bức tranh giáo dục toàn cảnh thê thảm và vấn đề đặt ra cho hệ thống trung tâm này là cần phải cải cách triệt để”. Tuy nhiên, cái khó đối với châu Âu lúc này là không có ngân sách để chấn hưng giáo dục. Thứ sáu tuần rồi, sinh viên các trường trung học Italia đã xuống đường biểu tình tại hàng chục thành phố lớn như Rome, Milan... với những khẩu hiệu “Viết ở trường, đọc tương lai”. Họ phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng làm giảm nguồn chi cho giáo dục trong 5 năm qua.

Thực trạng giáo dục của nhiều quốc gia châu Âu hiện nay được nhiều nhà phân tích khắt khe gọi là “khởi đầu của một cuộc khủng hoảng”. Áp lực cải cách giáo dục của châu Âu ngày càng tăng khi mà giáo dục đã trở thành một phần của nền kinh tế. Mặc dù EU đã áp dụng nhiều sáng kiến giúp người dân nâng cao trình độ kỹ năng như chương trình Giáo dục mở nhằm nâng cao kỹ năng tin học cho người dân, chương trình Erasmus + tài trợ cho những dự án giúp phát triển kỹ năng đọc, viết, tính toán, giải các bài toán trên máy vi tính… nhưng như thế vẫn chưa đủ. Theo ông Andreas Schleicher, một quan chức của OECD, “chưa có quốc gia nào trong danh sách báo động này nghĩ đến việc đưa ra chiến lược cải cách triệt để và kế hoạch giáo dục cho 10 năm tới. Chính sự bàng quan và thiếu trách nhiệm này đang giết chết thế hệ tương lai của họ”.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục