Hội nghị CG giữa kỳ: Tìm vốn đầu tư hạ tầng

(SGGP).- Trước thềm Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) ngày mai (9-6) tại tỉnh Kiên Giang, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đồng chủ tọa CG cho biết, tại Hội nghị, các nhà tài trợ sẽ tập trung thảo luận một số lĩnh vực ưu tiên mà Việt Nam muốn tạo ra đột phá trong thời gian tới khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015. Đó là phát triển nguồn nhân lực, cải cách thể chế và phát triển cơ sở hạ tầng...

(SGGP).- Trước thềm Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) ngày mai (9-6) tại tỉnh Kiên Giang, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đồng chủ tọa CG cho biết, tại Hội nghị, các nhà tài trợ sẽ tập trung thảo luận một số lĩnh vực ưu tiên mà Việt Nam muốn tạo ra đột phá trong thời gian tới khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015. Đó là phát triển nguồn nhân lực, cải cách thể chế và phát triển cơ sở hạ tầng...

Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC phụ trách Việt Nam nhìn nhận, thách thức lớn nhất của Việt Nam là tìm kiếm nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Chuyên gia này khuyến nghị, Việt Nam nên cân nhắc mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Để có thể thành công với mô hình này, có 3 tiêu chí cần được chú trọng, đó là sự phân bổ hợp lý cả rủi ro và lợi ích giữa Nhà nước và tư nhân; sự ổn định của chính sách và trình độ phát triển của thị trường vốn.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến độ giải ngân các dự án ODA vẫn còn khá chậm đang là một trở ngại đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn này từ các nhà tài trợ.

Theo đánh giá của các nhà tài trợ, tiến độ chung của các dự án ODA tại Việt Nam thường chậm hơn 3 năm so với kế hoạch được thống nhất khi đàm phán và chậm hơn tiến độ trung bình của các nước trong khu vực. Đơn cử, đối với các dự án của Việt Nam sử dụng vốn của WB, trong tháng 3-2010, việc giải ngân chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 23%.

Ông Kofi Awanyo, Trưởng ban Đấu thầu của WB tại Việt Nam nhận định: “Việt Nam là một trong số những nước có tỷ lệ giải ngân chậm nhất trong khu vực, nguyên nhân chính do có nhiều sự khác biệt giữa quy định đấu thầu của các nhà tài trợ với quy định của Việt Nam”.

Nhằm khắc phục tình trạng này, Cục Quản lý đấu thầu Bộ KH-ĐT vừa khuyến nghị, cơ quan thực hiện dự án sử dụng vốn ODA hãy “tự tin ưu tiên thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ”. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 3, đoạn 3 của Luật Đấu thầu Việt Nam, theo đó, trong trường hợp có sự khác biệt về quy định, sẽ tuân thủ theo các hiệp định ký kết với nhà tài trợ.

Anh Phương

Tin cùng chuyên mục