Trách nhiệm các công ty hóa chất Mỹ ở đâu?

Nhân ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10-8), chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Chris Arsenault trên kênh truyền hình Arab quốc tế Al Jazeera, như một lời khẳng định trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ đối với các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.
Trách nhiệm các công ty hóa chất Mỹ ở đâu?

Nhân ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10-8), chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Chris Arsenault trên kênh truyền hình Arab quốc tế Al Jazeera, như một lời khẳng định trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ đối với các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.

Trong cuốn sách “Thử nghiệm chất độc da cam”, tác giả Peter Schuck, Trường báo chí Đại học Havard, viết rằng, các công ty sản xuất thuốc diệt cỏ của Mỹ ngay từ đầu năm 1952 hiểu rằng, chất dioxin có trong thuốc diệt cỏ của họ. Thế mà từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải ước tính 80 triệu lít chất độc da cam và nhiều loại hóa chất diệt cỏ khác xuống Việt Nam.

Trong bản báo cáo trước Bộ Cựu chiến binh Mỹ vào đầu năm 1964, đô đốc ER Zumwalt Jr viết rằng, Công ty Hóa chất Dow của Mỹ và nhiều công ty khác biết rõ rằng sự phơi nhiễm chất độc da cam sẽ gây ngộ độc cho các cơ quan nội tạng và gây nhiều vấn đề mang tính chất hệ thống trên cơ thể người. Như vậy, quân đội và các công ty hóa chất Mỹ biết rõ từ rất lâu tác hại của chất độc da cam đối với con người, nhưng họ vẫn sử dụng.

Một trong những nạn nhân của chất độc da cam tại Việt Nam. Ảnh: GALLO/GETTY

Một trong những nạn nhân của chất độc da cam tại Việt Nam. Ảnh: GALLO/GETTY

Từ vùng rừng ở Việt Nam đến đồng bằng của Sudan, các thành phố ở Iraq và vùng núi Afghanistan, thường dân đang gánh chịu hậu quả lớn do chiến tranh mà không phải họ gây ra. Tác hại của chúng sẽ còn tiếp diễn sau khi chấm dứt cuộc chiến.

Tiến sĩ Wayne Dwernychuck, nhà khoa học dẫn đầu đoàn nghiên cứu đầu tiên của phương Tây nghiên cứu tác hại lâu dài của chất độc da cam tại Việt Nam viết trong bản báo cáo năm 1994: “Chúng tôi đã nghiên cứu và nhận thấy rằng trẻ em sinh ra sau khi kết thúc chiến tranh một thời gian dài vẫn còn một lượng chất độc da cam trong cơ thể”.

Thế nhưng, cho tới nay, Công ty Hóa chất Dow vẫn cho rằng, không có bằng chứng liên quan giữa chất độc da cam với bệnh tật của người dân Việt Nam và cựu binh Mỹ, dù rằng năm 1984 các cựu binh Mỹ được nhận mức đền bù 180 triệu USD từ các công ty sản xuất hóa chất.

Viện Y khoa, tổ chức uy tín ở Mỹ, góp phần hoạch định chính sách của nước này đã chứng minh mối liên quan giữa chất độc da cam với những loại bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh nứt đốt sống.

Theo ông Steve Milloy, học giả Mỹ tại Viện Cato: “Thật phi lý khi cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam được đền bù vì phơi nhiễm chất độc da cam, trong khi thường dân Việt Nam thì không”.

Al Jazeera kết luận, một số ít nhân vật tại Việt Nam được Mỹ ủng hộ “vì cái gọi là dân chủ, nhân quyền” chẳng đáng kể so với 3 triệu cuộc sống đã bị hủy hoại do chất độc da cam: trẻ em sinh ra không có mắt, không có tay chân hoặc dị dạng thân thể. 

K.MINH

Tin cùng chuyên mục