Tàu kiểm ngư Việt Nam áp sát giàn khoan Hải Dương-981 ở cự ly 2,8 hải lý

* Tàu Trung Quốc lại tấn công một tàu cá Việt Nam (SGGP).- Thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT) cho biết, trong ngày 30-5 có thời điểm các tàu chấp pháp của Việt Nam đã nỗ lực tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở khoảng cách gần nhất là 2,8 hải lý để tuyên truyền, vận động và yêu cầu các tàu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam; khẩn trương di dời giàn khoan trái phép về nước.
Tàu kiểm ngư Việt Nam áp sát giàn khoan Hải Dương-981 ở cự ly 2,8 hải lý

* Tàu Trung Quốc lại tấn công một tàu cá Việt Nam

(SGGP).- Thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT) cho biết, trong ngày 30-5 có thời điểm các tàu chấp pháp của Việt Nam đã nỗ lực tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở khoảng cách gần nhất là 2,8 hải lý để tuyên truyền, vận động và yêu cầu các tàu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam; khẩn trương di dời giàn khoan trái phép về nước.

Các tàu kiểm ngư Việt Nam đã cố gắng di chuyển từ phía Đông Nam vào khu vực giàn khoan và ở khoảng cách 5 - 6 hải lý gần giàn khoan Hải Dương-981. Các tàu Trung Quốc gồm tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải vẫn tổ chức áp sát, vây ép mạnh.

Đối với hoạt động của các tàu cá Việt Nam, hiện tại vẫn đang bị các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc gây sức ép và cản trở. Các tàu cá của Trung Quốc đã tập hợp thành nhóm gồm 35 tàu cá cùng 2 tàu hải cảnh tổ chức ngăn cản, vây ép tàu cá Việt Nam ngay ở vị trí cách giàn khoan 30 - 35 hải lý. Ngoài ra, các tàu cá của Trung Quốc cũng dàn hàng và gây cản trở hoạt động chấp pháp của tàu kiểm ngư Việt Nam, cố tình giăng bẫy tạo va chạm để chụp ảnh và vu khống.

Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, lực lượng kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì các hoạt động đấu tranh với cường độ cao và khôn khéo, nỗ lực tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để thực hiện công tác tuyên truyền nhằm yêu cầu phía Trung Quốc di dời giàn khoan ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trong ngày 30-5, phía Trung Quốc vẫn duy trì 117 tàu các loại quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (trong đó có 33 tàu hải cảnh, 17 tàu kéo, 13 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 50 tàu cá vỏ sắt) và đã giảm 5 tàu so với ngày 29-5. Trong số 4 tàu quân sự của Trung Quốc đáng chú ý có 2 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu quét mìn vẫn đang hoạt động cách giàn khoan khoảng 7 - 10 hải lý. Ngoài ra Trung Quốc vẫn còn duy trì 1 máy bay hoạt động trên giàn khoan.

Trưa 30-5, tàu cá QNg 90045 do ngư dân Võ Bá Nha (29 tuổi) ở xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu, đã trở về đất liền trong tình trạng hư hỏng nặng do bị tàu Trung Quốc tấn công. Theo thuyền trưởng Võ Bá Nha, tối 16-5, khi tàu cá QNg 90045 với 9 ngư dân đang hành nghề tại đảo Cây (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thì bất ngờ tàu của Trung Quốc mang số hiệu 306 xuất hiện.

Thuyền trưởng Võ Bá Nha liền giật dây các bạn chài đang lặn dưới biển nhanh chóng lên tàu cá tránh sự truy đuổi, tấn công của tàu Trung Quốc. Sau nhiều giờ rượt đuổi, áp sát, tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công, lấy đá và nhiều vật cứng ném qua tàu cá QNg 90045 khiến các cửa kính trên ca bin bị bể nát. Đến rạng sáng 17-5, khi tàu cá QNg 90045 chạy xa cách đảo Cây vài chục hải lý thì tàu của Trung Quốc mới hết rượt đuổi.

Mặc dù bị tàu Trung Quốc tấn công gây hư hỏng nặng nhưng các ngư dân đi trên tàu cá QNg 90045 TS vẫn kiên cường bám biển hành nghề. Đến trưa 30-5 mới đưa tàu từ vùng biển Hoàng Sa về đến đất liền. Như vậy, chỉ trong tháng 5-2014 đã có 4 tàu cá của ngư dân xã Bình Châu bị Trung Quốc tấn công, lấy tài sản, đánh đập ngư dân khi đang hành nghề hợp pháp trên ngư trường truyền thống tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

VĂN PHÚC - HÀ MINH

>> Tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm - bằng chứng về sự hung hăng của Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục