Vụ kiện EU áp thuế giày da: Tòa án bác đơn kiện của Trung Quốc

Ngày 4-3, hãng tin AFP cho biết Tòa Chung, một chi nhánh của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã ra phán quyết với phần thuận lợi nghiêng về EU trong việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Trung Quốc và Việt Nam. EC bác đơn kiện của Trung Quốc trong chuỗi 6 vụ kiện mà “nguyên đơn yêu cầu hủy quyết định áp thuế năm 2006” và khẳng định biện pháp chống bán phá giá này vẫn có hiệu lực.
Vụ kiện EU áp thuế giày da: Tòa án bác đơn kiện của Trung Quốc

Ngày 4-3, hãng tin AFP cho biết Tòa Chung, một chi nhánh của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã ra phán quyết với phần thuận lợi nghiêng về EU trong việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Trung Quốc và Việt Nam. EC bác đơn kiện của Trung Quốc trong chuỗi 6 vụ kiện mà “nguyên đơn yêu cầu hủy quyết định áp thuế năm 2006” và khẳng định biện pháp chống bán phá giá này vẫn có hiệu lực.

Ngày 4-2 vừa qua, Bắc Kinh đã kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cáo buộc việc EU cuối năm 2009 gia hạn thêm 15 tháng các mức thuế này đối với Việt Nam và Trung Quốc là vô lý. Theo WTO, nếu trong vòng 60 ngày, hai bên không đạt được một thỏa hiệp thì ủy ban khiếu nại của WTO sẽ phải ra phán quyết. Vì vậy, đây vẫn chưa là phán quyết cuối cùng.

Một cửa hiệu bán giày da tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty

Một cửa hiệu bán giày da tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty

Từ tháng 10-2006, EU bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Trung Quốc và Việt Nam vì cho rằng các sản phẩm này được bán phá giá, gây hại cho những nhà sản xuất giày da châu Âu. Theo đó, EU cộng thêm vào giá từ 9,7% - 16,5% đối với giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và từ 10% đối với giày da nhập từ Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, Ủy viên Thương mại châu Âu Karel De Gucht đã đến Việt Nam vào đầu tháng này để thỏa thuận, nhằm đạt được một hiệp định tự do thương mại giữa EU và Việt Nam. Sau đó, ông Karel De Gucht còn đến Singapore và Ấn Độ trong nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng ở châu Á.

Trong khi đó, ngày 5-3, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Bộ Thương mại Mỹ ngày 2-3 công bố áp các mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm muối kali (có thể lên đến 109%) và giấy tráng (13%) của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

Động thái trên của Washington được nhận định chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng như mối quan hệ song phương nói chung. Bộ Thương mại Mỹ dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong tháng 5 tới.

H.Nhi

Tin cùng chuyên mục