(SGGP). – Ngày 8-3, Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM) đã có kết quả xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) do nhà máy xử lý nước thải của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (Sonadezi Long Thành) gây ra.
Theo đó, nguồn gây ô nhiễm chính đối với rạch Bà Chèo là do nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung Sonadezi Long Thành. Cụ thể, phạm vi bị ảnh hưởng là 113,6ha trên tổng số 682,8ha diện tích tự nhiên của lưu vực rạch Bà Chèo. Trong đó, thiệt hại về sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên 100% (tính từ các năm 2008, 2009, 2010 và 8 tháng đầu năm 2011). Đối với cây trồng trên cạn (trên 5 năm tuổi) thuộc nhóm cây ăn trái (tính đến đầu năm 2008) cũng bị thiệt hại 100% do ngập úng, nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước.
Thiệt hại về chăn nuôi gia cầm (được tính từ năm 2008 trở về trước) đối với tổng đàn vịt là 62,9% và đối với tổng đàn gà là 76% do nhiều nguyên nhân gây ra như dịch bệnh, nguồn giống, kỹ thuật nuôi, ảnh hưởng của nguồn nước bẩn xả thải… Từ các kết quả trên, Viện Môi trường và Tài nguyên kiến nghị tỉnh Đồng Nai tiến hành thẩm định thiệt hại để đền bù thỏa đáng cho người dân.
Tháng 8-2011, nhà máy xử lý nước thải của Sonadezi Long Thành bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49B - Bộ Công an) bắt quả tang xả nước thải chưa được xử lý ra rạch Bà Chèo (thông với sông Đồng Nai).
Tháng 10-2011, C49B kết luận Sonadezi Long Thành vi phạm về môi trường. Tính đến đầu tháng 3-2012, đã có 271 đơn kiện của người dân 2 xã Tam An (huyện Long Thành) và xã Tam Phước (TP Biên Hòa) yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại với tổng số tiền gần 19 tỷ đồng.
L. LONG
- Thông tin liên quan:
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM tiếp tục nắng nóng trong 3 ngày tới
-
Lại lo ngập khi vào mùa mưa
-
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới suy yếu dần thành một vùng áp thấp
-
Ưu tiên vốn đầu tư giao thông khu vực Nam bộ
-
102 triệu USD giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm năng lượng
-
Nâng cao năng lực dự báo và phòng chống thiên tai
-
TPHCM kiến nghị Bộ KH-ĐT đầu tư 36 dự án chống ngập
-
Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2017
-
Đổi đất lấy hạ tầng chỉ dành cho trường hợp cấp bách
-
Năm nay có khoảng 13 - 15 cơn bão