Đề án tiến hành lắp đặt các bẫy đèn điện tử thay thế hệ thống bẫy đèn truyền thống nhằm tăng cường công tác theo dõi, dự báo tình hình dịch hại trên cây lúa theo hướng hiện đại. Các bẫy đèn sẽ giúp theo dõi côn trùng trên cây lúa, rầy nâu di trú; lấy mẫu rầy nâu phân tích giám định mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Bẫy đèn thông minh nhận dạng chính xác số lượng, chủng loại côn trùng vào đèn, giúp nhà quản lý có cơ sở dữ liệu trên máy chủ và máy trạm, thông qua phần mềm ứng dụng; từ đó ghi nhận kết quả, phục vụ công tác dự tính, dự báo kịp thời và chính xác hơn.

Ngoài ra, công nghệ bẫy đèn thông minh, giám sát côn trùng sẽ giúp nông dân truy cập thông tin nhanh, chính xác bằng điện thoại thông qua phần mềm ứng dụng; giúp phòng trừ dịch hại hiệu quả, giảm chi phí sản xuất; đặc biệt là giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa.
Các tin, bài viết khác
-
Gắn sao cho nông sản Tây Nguyên
-
Nhiều nông sản Hoa Kỳ xuất hiện trong bánh Burger
-
Người góp công phát triển nghề trồng hoa Sa Đéc
-
Bình Phước: Triển khai đề án nông nghiệp sạch, hữu cơ
-
Dư âm Tuần lễ tôn vinh trái cây Long Khánh
-
Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
-
Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử
-
Các đồng bằng tạo ra “giỏ thực phẩm” đang chịu tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu
-
Chợ Gạo lo… hết gạo
-
Đổ nợ vì sâm Ngọc Linh chết hàng loạt