Xử nhẹ, tội phạm sẽ nhiều hơn

Vừa qua, nhiều cán bộ, công chức nhà nước làm về chế độ, chính sách cho người lao động, doanh nghiệp có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ (gợi ý nhận hối lộ) bị người lao động, doanh nghiệp tố cáo đã bị cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Điển hình là vụ cán bộ, công chức Phòng Bảo hiểm xã hội huyện Nhà Bè (TPHCM) đã cấu kết tham nhũng hơn 6 tỷ đồng từ tiền quỹ bảo hiểm xã hội bằng cách lấy hàng trăm cuốn sổ BHXH của người lao động nghỉ việc nhưng chưa nhận trợ cấp một lần sau đó làm giả, xác nhận giả giấy tờ, nâng khống thời gian tham gia đóng BHXH… để chiếm đoạt tài sản nhà nước.

Vừa qua, nhiều cán bộ, công chức nhà nước làm về chế độ, chính sách cho người lao động, doanh nghiệp có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ (gợi ý nhận hối lộ) bị người lao động, doanh nghiệp tố cáo đã bị cơ quan chức năng phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Điển hình là vụ cán bộ, công chức Phòng Bảo hiểm xã hội huyện Nhà Bè (TPHCM) đã cấu kết tham nhũng hơn 6 tỷ đồng từ tiền quỹ bảo hiểm xã hội bằng cách lấy hàng trăm cuốn sổ BHXH của người lao động nghỉ việc nhưng chưa nhận trợ cấp một lần sau đó làm giả, xác nhận giả giấy tờ, nâng khống thời gian tham gia đóng BHXH… để chiếm đoạt tài sản nhà nước.

Mới đây, nguyên Đội trưởng kiểm tra thuế số 8 - Chi cục Thuế quận 1, Trần Văn Báu đã bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật vì hành vi nhũng nhiễu, gợi ý doanh nghiệp đưa hối lộ… Bên cạnh hành vi của cán bộ, công chức bị xử lý nghiêm trước luật pháp, hiện nay vẫn còn tồn tại không ít một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước làm về chế độ, chính sách có thái độ, hành vi nhũng nhiễu, gây khó dễ, “hành” người lao động hoặc doanh nghiệp khi đến liên hệ công việc nhằm mục đích “đòi” hối lộ gây bức xúc trong dư luận.

Thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp bản thân người lao động, doanh nghiệp bị “hành”, phải mất nhiều thời gian, công sức đi lên đi xuống làm về thủ tục chế độ, chính sách thuế cả chục lần vẫn chưa xong? Có không ít trường hợp người lao động, doanh nghiệp bức xúc lên tiếng phản ánh thái độ làm việc thì cán bộ, công chức đổ lỗi hết về phía người lao động và doanh nghiệp mà không chịu nhận trách nhiệm về mình…?

Đã xảy ra trường hợp xử lý qua loa lấy lệ chỉ nhằm để trấn an dư luận. Thậm chí có trường hợp dư luận, báo chí phát hiện cán bộ công chức nhà nước “bảo kê” tội phạm hoạt động trên địa bàn mình quản lý hoặc làm thất thoát hàng trăm triệu đồng tiền ngân sách nhà nước… nhưng cuối cùng chỉ xử lý kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, khiển trách, chuyển công tác khác, hoặc chỉ không được xét thi đua, khen thưởng cuối năm…? Hay có chủ tịch xã thiếu trách nhiệm, gây thất thoát hàng trăm triệu đồng của nhà nước bị xử lý kỷ luật, chuyển công tác lên huyện để tiếp tục làm cán bộ. Việc xử lý cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước không tới nơi tới chốn, cộng với những chế tài quy định của pháp luật hiện hành xử lý hành vi sai phạm của cán bộ, công chức nhà nước, còn quá nhẹ, không tương xứng với hậu quả của hành vi sai phạm gây ra cho Nhà nước, xã hội khiến cho pháp luật giảm tính răn đe cần thiết. Và nguy hiểm hơn có thể sẽ gia tăng lượng tội phạm.

NGUYỄN ĐƯỚC (Trần Phú, quận 5)

Tin cùng chuyên mục