Xử phạt 50 cơ quan báo chí vì đăng tải thông tin sai sự thật về nước mắm

  Ngày 21-11, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết  đã  quyết định xử phạt 50 cơ quan báo chí  đăng tải thông tin sai sự thật về  nước mắm có hàm lượng thạch tín  vượt ngưỡng quy định. 

  Ngày 21-11, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết  đã  quyết định xử phạt 50 cơ quan báo chí  đăng tải thông tin sai sự thật về  nước mắm có hàm lượng thạch tín  vượt ngưỡng quy định. 
 
Trong đó, Báo Thanh Niên chịu mức phạt 200  triệu  đồng (mức phạt tiền cao nhất đối  với vi phạm hành chính trong hoạt động báo  chí).

Báo Thanh Niên là cơ quan báo chí có bằng chứng  nhận  hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài,  nội dung thông tin để thông tin có chủ đích;  đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công  bố kết quả không chính xác, đồng thời  đã tổ chức thông tin trên báo chí gồm 6 bài có  nội  dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm  trọng. Báo Thanh Niên đã chủ động gỡ bỏ  các bài viết trên báo điện tử và thực hiện  cải chính, xin lỗi. Để xảy ra sai phạm trên,  trách nhiệm thuộc về một số cá nhân lãnh  đạo cơ quan báo chí và các ban, làm ảnh hưởng  xấu đến uy tín của tờ báo. Hành vi vi phạm  của Báo là: Thông tin sai sự thật gây phương  hại đến lợi ích quốc gia theo điểm b  khoản 6 Điều 8 Nghị định số  159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy  định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt  động báo chí, xuất bản. Riêng với Báo Thanh Niên, lãnh  đạo cơ quan, các ban, nhà  báo,  phóng viên của Báo Thanh Niên có liên quan đến  sai phạm,  khi có kết quả xử lý kỷ luật của Ban  Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản  Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem  xét  xử lý các cá nhân theo quy định của Luật Báo  chí.  
  
 Tiếp theo là các cơ quan báo chí bám sát sự  kiện,  đăng tải kết quả công bố của cả  Báo Thanh Niên và Vinastas, đã thông tin sai sự  thật có  gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên  bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải  chính, xin lỗi (gồm 8 cơ quan báo chí). Với hành  vi vi  phạm “Thông tin sai sự thật gây ảnh  hưởng rất nghiêm trọng theo điểm a  khoản 5 Điều 8 Nghị định số  159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013”, căn cứ nội dung  thông  tin trong các bài viết và mức độ ảnh  hưởng thông tin của cơ quan báo chí đến  dư luận xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông  đã xử phạt: Báo điện tử Người tiêu dùng: 50 triệu đồng; 6 cơ quan báo chí (Báo  điện tử Hà Nội mới, Báo điện tử Đại  đoàn kết, Báo điện tử Người  đưa tin, Báo điện tử Dân Việt, Báo  điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet)  mức phạt 45 triệu đồng/cơ quan; Tạp chí  điện tử Thực phẩm chức năng 40  triệu đồng. Cùng với việc xử phạt,  Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các đơn  vị này thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy  định pháp luật; đề nghị cơ quan  chủ quản, cơ quan báo chí xem xét trách nhiệm  của  các cá nhân liên quan. Đối với cá nhân, khi có  kết  quả xử lý kỷ luật của các cơ quan chủ  quản, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét  xử  lý các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
 
  Đối với 41 cơ quan báo chí chỉ đăng thông  tin về một kết quả khảo sát của Báo Thanh Niên hoặc Vinastas, đã thông tin theo kết quả  công  bố sai sự thật có gỡ bài nhưng đến  thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính  chưa thực hiện cải chính xin lỗi. Hành vi vi  phạm của các cơ quan này là: Thông tin sai sự  thật  gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo điểm a  khoản 3 Điều 8 Nghị định số  159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Căn cứ nội dung  thông tin  trong các bài viết và mức độ ảnh hưởng  thông tin của cơ quan báo chí đến dư luận xã  hội, Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 41  cơ quan báo chí từ 10 - 15 triệu đồng. Bộ cũng  đề nghị cơ quan chủ quản, cơ quan báo  chí xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên  quan; thực  hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật. 
 
  50 cơ quan báo chí trên trước đó đã cho  đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết  quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh Niên và Vinastas; 390 tin, bài thông tin kết  quả công  bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức  năng). Hậu quả của việc thông tin đã làm  dư luận xã hội hết sức hoang mang, các sản  phẩm nước mắm truyền thống bị  người dùng tẩy chay, không đưa được  vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất  nước mắm truyền thống càng khó khăn hơn,  nhất là vừa mới chịu hậu quả của  sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến  người tiêu dùng và việc sản xuất nước mắm  truyền thống bao đời nay của người  Việt Nam cũng như thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc  tế.

TTXVN

Tin cùng chuyên mục