Yêu cầu mới đối với các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu

(SGGPO).- Hội thảo “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” vừa được tổ chức sáng nay, 19-11, tại thành phố Hải Phòng.

(SGGPO).- Hội thảo “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” vừa được tổ chức sáng nay, 19-11, tại thành phố Hải Phòng.

Tại hội thảo, ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, kể từ khi khu kinh tế mở đầu tiên là Chu Lai được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003, đến nay đã có 15 khu kinh tế được quy hoạch, hình thành và phát triển. Đồng thời cả nước cũng đã có 28 khu kinh tế cửa khẩu.

Tuy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, song cũng có những  ý kiến cho rằng việc “rải” đầu tư vào quá nhiều khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu như hiện nay đang trở thành gánh nặng cho ngân sách; trong khi hiệu quả chưa được như mong muốn: với quy mô diện tích lớn gấp 10 lần các khu công nghiệp, nhưng các khu kinh tế hàng năm chỉ đóng góp cho ngân sách khoảng 600 triệu USD.

Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2004 – 2009, tổng cộng các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn thu địa phương được giữ lại và cả vốn ODA cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế đã được thành lập. Thậm chí, theo ước tính của các chuyên gia thì tỷ lệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra vẫn còn là “quá lạc quan”.

Anh Phương

Tin cùng chuyên mục