Sóng gió phía hậu trường...

Nhiều trọng tài lọt vào “tầm ngắm” của các giám sát, của giới truyền thông, rốt cuộc vẫn cứ xảy ra sai sót, vẫn tạo nên sóng gió trên các khán đài, ở khu kỹ thuật của các đội bóng và kể cả cho VĐV đang thi đấu trong sân. Chuyện phải tạm ngưng trận đấu để xử lý, giám sát nhắc nhở trọng tài nên khách quan trở lại hay nhắc VĐV bớt phần nóng nảy… không phải là hiếm, vì chúng xảy ra thường xuyên, từ lâu đã trở nên quen thuộc.
Sóng gió phía hậu trường...

Nhiều trọng tài lọt vào “tầm ngắm” của các giám sát, của giới truyền thông, rốt cuộc vẫn cứ xảy ra sai sót, vẫn tạo nên sóng gió trên các khán đài, ở khu kỹ thuật của các đội bóng và kể cả cho VĐV đang thi đấu trong sân. Chuyện phải tạm ngưng trận đấu để xử lý, giám sát nhắc nhở trọng tài nên khách quan trở lại hay nhắc VĐV bớt phần nóng nảy… không phải là hiếm, vì chúng xảy ra thường xuyên, từ lâu đã trở nên quen thuộc.

Chủ công Hà Ngọc Diễm (10) cũng choáng váng khi bị chỉ trích rằng cô mắc bệnh ngôi sao. Ảnh: Dương Thu

Chủ công Hà Ngọc Diễm (10) cũng choáng váng khi bị chỉ trích rằng cô mắc bệnh ngôi sao. Ảnh: Dương Thu

Một đồng nghiệp theo dõi bảng đấu tại Bắc Ninh phàn nàn việc sắp xếp các trọng tài điều hành trận đấu của LĐBC Việt Nam (VFV) chưa đảm bảo tính khách quan, nên mới dẫn đến bị nghi ngờ và phản ứng. Chẳng hạn, trọng tài phía Nam được giao nhiệm vụ điều hành trận đấu giữa 2 đội bóng phía Nam, trong khi các trọng tài phía Bắc lại… ngồi chơi!

Hỏi ra mới biết, ngay cả công tác phân công trọng tài cũng không do Trưởng ban trọng tài của VFV quyết định, mà quyền đó lại nằm trong tay… người khác (!?). Trên khía cạnh chuyên môn, nếu sự phân công không hợp lý, rất dễ xảy ra những tranh cãi hay sự cố đáng tiếc giống như phản ứng khá gay gắt mà các đội bóng Vĩnh Long, Maseco TPHCM, Tràng An Ninh Bình vừa dành cho 2 trọng tài Lê Trí Trường và Nguyễn Thanh Tùng.

Mấy ngày qua, làng bóng chuyền lại xôn xao về chuyện các trọng tài tiếp tục mắc sai sót khiến vài đội bóng rời sân trong tức tưởi. Bảng đấu tại Hà Tĩnh có vẻ yên bình, nhưng tại NTĐ tỉnh Bắc Ninh, sóng gió lại nổi lên.

Rất dễ để các trọng tài phủi tay trách nhiệm với câu hỏi ngược “bằng chứng đâu?”, vì hầu hết các pha bắt lỗi của trọng tài đều xảy ra trong các tình huống nhạy cảm. Thế nhưng, trước hàng trăm, hàng ngàn ánh mắt của khán giả ở NTĐ, lẽ nào họ lại sai hết. Chính giới trong nghề cũng phải thừa nhận người hâm mộ rất hiểu biết về bóng chuyền, nên một khi tình huống bất thường xảy ra, họ đánh giá rất chính xác, và dĩ nhiên phải lên tiếng chỉ trích gay gắt trước các quyết định có phần ép uổng đội này, cầu thủ kia, hoặc làm lợi cho đội bóng được cho là thân quen với mình của các trọng tài.

Như SGGP Thể thao từng đề cập, vòng 2 của giải bóng chuyền VĐQG năm nào cũng rất khó lường, cả trong cuộc chạy đua dự VCK lẫn cuộc chiến chống rớt hạng. Đấy là thời điểm để các đội bóng tranh thủ mối quan hệ với trọng tài, lãnh đạo, HLV và ngay kể cả VĐV của đội bóng khác… với tham vọng đạt được mục tiêu thành tích bằng mọi giá. Không thiếu trận đấu diễn ra giằng co, căng thẳng và khiến người khác phải thót tim, nhưng sau khi phát hiện được đấy chỉ như một “vở kịch”, giới mộ điệu lại đâm ra thất vọng.

LÊ QUANG

Tin cùng chuyên mục