Sự phát triển nhận thức của Đảng ta từ “Cương lĩnh năm 1991” đến nay

Nhằm góp phần tuyên truyền cho việc tổng kết, bổ sung, phát triển “Cương lĩnh năm 1991” của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã có bài viết với đầu đề: Sự phát triển nhận thức của Đảng ta từ “Cương lĩnh năm 1991” đến nay. Bài viết khẳng định: “Sau gần 20 năm thực hiện cương lĩnh, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi hẳn bộ mặt và vị thế của đất nước. Những thành tựu đó khẳng định giá trị to lớn và sức sống mãnh liệt của “Cương lĩnh năm 1991”, đồng thời cho chúng ta thêm nhiều bài học quý để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên”.

(SGGP).- Nhằm góp phần tuyên truyền cho việc tổng kết, bổ sung, phát triển “Cương lĩnh năm 1991” của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã có bài viết với đầu đề: Sự phát triển nhận thức của Đảng ta từ “Cương lĩnh năm 1991” đến nay. Bài viết khẳng định: “Sau gần 20 năm thực hiện cương lĩnh, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi hẳn bộ mặt và vị thế của đất nước. Những thành tựu đó khẳng định giá trị to lớn và sức sống mãnh liệt của “Cương lĩnh năm 1991”, đồng thời cho chúng ta thêm nhiều bài học quý để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên”.

Bài viết cũng nêu lên luận điểm: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp. Để thực hiện được mục tiêu đó, nước ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội…

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 20 năm thực hiện “Cương lĩnh năm 1991”, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới… Ngoài ra, phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”.

Trong bài viết của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho rằng: Một luận điểm rất quan trọng thể hiện nhận thức mới của Đảng ta là đã xác định sự gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, coi đó là “ba chân kiềng” bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chúng ta đã đổi mới nhận thức về tình hình thế giới và khu vực; chuyển từ cách nhìn thế giới chỉ dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn toàn diện hơn, coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triển của Việt Nam.

Về công tác xây dựng Đảng, bài viết một lần nữa khẳng định: “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng”. Từ đó, đặt ra yêu cầu Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn; tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống sự suy thoái, biến chất, tham nhũng, hư hỏng. Đặc biệt đề phòng nguy cơ sai lầm về đường lối và thoái hóa, quan liêu, xa rời quần chúng.

Riêng về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Đảng đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì cũng cần khuyến khích đảng viên làm kinh tế bằng nhiều hình thức ở các loại hình sản xuất, kinh doanh, vừa nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình, vừa góp phần làm giàu cho xã hội”.

T. THẢO

Tin cùng chuyên mục