Chứng chỉ “Quản lý rừng bền vững”:Tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm cao su Việt Nam

Việc được nhận chứng chỉ FSC-FM/CoC của Tập đoàn Công nghiệp Cao su đã đưa VN trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới (sau Bolovia, Thái Lan, Srilanka, Guatamala) có chứng nhận FSC cho rừng cao su và là quốc gia thứ 3 trên thế giới có nguyên liệu mủ cao su FSC (sau Srilanka, Guatamala).
Chứng chỉ “Quản lý rừng bền vững”:Tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm cao su Việt Nam

Việc được nhận chứng chỉ FSC-FM/CoC của Tập đoàn Công nghiệp Cao su đã đưa VN trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới (sau Bolovia, Thái Lan, Srilanka, Guatamala) có chứng nhận FSC cho rừng cao su và là quốc gia thứ 3 trên thế giới có nguyên liệu mủ cao su FSC (sau Srilanka, Guatamala). Sự kiện này còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế và sản phẩm xuất khẩu của VN nói chung và của Tập đoàn Cao su nói riêng. Các sản phẩm sản xuất từ gỗ và mủ cao su có chứng nhận FSC sẽ được mang nhãn hiệu riêng của mình mà thị trường quốc tế và người tiêu dùng trên thế giới có thể nhận biết được các nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm này được khai thác từ những khu rừng quản lý bền vững, bảo vệ và thân thiện với mội trường, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Chứng chỉ “Quản lý rừng bền vững”:Tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm cao su Việt Nam ảnh 1

Ông Nguyễn Năm Châu-Phó tổng Giám đốc, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Cao su VN nhận chứng chỉ “Quản lý rừng bền vững”.

Sáng ngày 6-7-2012, tại TPHCM, Tập đoàn Cao su Việt Nam đã tổ chức lễ đón nhận chứng chỉ quốc tế: “Quản lý rừng bền vững”. Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM và tổ chức quốc tế cùng nhiều quan khách trong và ngoài nước đã đến dự lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận cho biết: VN là một quốc gia có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su đứng hàng thứ 4 trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia và Mã Lai).

Theo số liệu thống kê năm 2011, VN đã xuất khẩu 712.738 tấn mủ cao su các loại với kim ngạch là 3 tỷ 023 USD. Nếu tính cả tạm nhập tái xuất thì chúng ta đạt 816.600 tấn mủ và giá trị kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD đạt mức cao nhất từ trước đến nay, được xếp vào tốp 10 của các ngành hàng xuất khẩu trong cả nước và đứng thứ 2 trong nhóm ngành hàng nông sản xuất khẩu (chỉ đứng sau xuất khẩu gạo).

Việc được nhận chứng chỉ FSC-FM/CoC của Tập đoàn Công nghiệp Cao su đã đưa VN trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới (sau Bolovia, Thái Lan, Srilanka, Guatamala) có chứng nhận FSC cho rừng cao su và là quốc gia thứ 3 trên thế giới có nguyên liệu mủ cao su FSC (sau Srilanka, Guatamala). Sự kiện này còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế và sản phẩm xuất khẩu của VN nói chung và của Tập đoàn Cao su nói riêng.

Các sản phẩm sản xuất từ gỗ và mủ cao su có chứng nhận FSC sẽ được mang nhãn hiệu riêng của mình mà thị trường quốc tế và người tiêu dùng trên thế giới có thể nhận biết được các nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm này được khai thác từ những khu rừng quản lý bền vững, bảo vệ và thân thiện với môi trường, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Do đó thị trường và người tiêu dùng thế giới sẽ dễ dàng chấp thuận mua với giá cao hơn để thể hiện sự ủng hộ và góp phần của họ trong công cuộc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chung của toàn cầu. Các công ty sử dụng nguyên liệu FSC trong sản xuất sẽ nâng cao được giá trị thương hiệu của sản phẩm, xâm nhập được các thị trường khó tính, đòi hỏi cao như châu Âu, Mỹ với các yêu cầu khắt khe về sự minh bạch về nguồn gốc nguyên liệu, công nghệ sản xuất về sử dụng lao động và trách  nhiệm đối với xã hội.

Trước đó, việc thí điểm xây dựng và áp dụng mô hình quản lý rừng cao su bền vững theo 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC của Tập đoàn Cao su tại 2 đơn vị thành viên là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty TNHH MTV Công ty Cao su Dầu Tiếng đã đạt được thành công lớn với đơn hàng và giá bán cao hơn.

Đó cũng chính là sự đi trước đón đầu của xu thế phát triển sản xuất xanh hơn của thế giới. Nó thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN với chiến lược phát triển bền vững của mình, hướng tới tương lai lâu dài mang lại lợi ích cho người lao động, cộng đồng dân cư, đảm bảo an toàn, thân thiện với người sử dụng cũng như góp phần vào việc ổn định an sinh xã hội.

Là một tổ chức quốc tế hoạt động độc lập, Hội đồng Chứng chỉ rừng (FSC) được thành lập năm 1993 tại Hà Lan, với nhiệm vụ thúc đẩy quản lý rừng của thế giới có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Về môi trường, đảm bảo việc thu hoạch các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ trong khi vẫn duy trì được tính đa dạng sinh học, năng suất và quá trình sinh thái của rừng. Về xã hội, giúp cho người dân địa phương và toàn xã hội được hưởng lợi ích lâu dài từ rừng và cung cấp các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ để người dân địa phương tuân thủ kế hoạch quản lý rừng dài hạn và duy trì được tài nguyên rừng. Còn về kinh tế, các hoạt động lâm nghiệp được cơ cấu, sắp xếp và quản lý để có đủ lợi nhuận mà không cần tạo nguồn thu từ việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, các hệ sinh thái hoặc ảnh hưởng tới các cộng đồng. Được biết, cho đến nay đã có hơn 118,33 triệu ha rừng tại 82 nước được cấp chứng chỉ và có hơn 12.000 cơ sở, vận chuyển, chế biến sản phẩm gỗ tại 83 quốc gia được cấp Chứng chỉ của FSC quốc tế, QLRBV và CCR ở Việt Nam.

 HIỀN VY

Tin cùng chuyên mục