Báo SGGP ngày 1-4 có đăng bài “Đê rạch Cầu Làng có nguy cơ bị vỡ”, phản ánh đê bờ tả rạch Cầu Làng (đoạn giáp Khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TPHCM) bị sạt lở nghiêm trọng, người dân báo lên chính quyền các cấp khá lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan có chức năng triển khai xử lý.
Trước sự chây ỳ của đơn vị thi công, UBND huyện Bắc Bình đã kiến nghị và được UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng cầu Bình Liêm đối với Công ty Hoa Sen.
Bà Âu Ngọc Vững đã có đơn phản ánh ngày 8-3-2023 và đơn khiếu nại ngày 12-3-2023 gửi Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TPHCM về hành vi vi phạm quyền của người bệnh, không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi Báo SGGP chuyển đơn, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trước đó, đã tiếp nhận đơn tố giác trên đề ngày 10-5-2021 của bà Trần Thị Thúy Hằng và ông Phạm Văn Định cùng tố giác bà Phạm Thị Anh Nga và đã được thụ lý, giải quyết.
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP về việc vì sao nhiều chủ đầu tư không được ký hợp đồng bán điện sau khi đầu tư điện mặt trời, điện gió, ông Nguyễn Phước Đức, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), cho biết:
Vừa qua, Báo SGGP đã chuyển đơn của ông Lê Xuân Hòa, ngụ chung cư 537 Phạm Văn Đồng, phường 13, quận Bình Thạnh về việc đề nghị cấp huân, huy chương kháng chiến đến Phòng LĐTB-XH quận Bình Thạnh, TPHCM. Phòng LĐTB-XH quận Bình Thạnh đã có Công văn số 05/PC-LĐTBXH phúc đáp.
Đường dây nóng Báo SGGP nhận được phản ánh, tại xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), thay vì tổ chức đấu giá, địa phương lại giao đất không qua đấu giá 358 lô đất. Sau khi nhận đất, nhiều người bán ngay để hưởng chênh lệch từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/lô.
Ngày 21-9, Báo SGGP đăng bài “Lò giết lậu tràn lan, nhà máy giết mổ gia súc gặp khó” phản ánh nhiều lò mổ gia súc lậu vẫn ngang nhiên hoạt động. Trong khi đó, do không thể cạnh tranh với giết mổ lậu và giết mổ thủ công, nhiều nhà máy giết mổ công nghiệp ở TPHCM và tỉnh Đồng Nai đang đứng trước nguy cơ “chết yểu”.
Sau khi báo phản ánh, lực lượng chức năng của địa phương đã đến giải tỏa các hàng quán lấn chiếm hẻm 475 Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, ngay sau khi lực lượng chức năng rời đi, mọi việc tái diễn như cũ.
Ngày 17-8, trên trang Bạn đọc, Báo SGGP có bài viết “Xin số điện thoại chủ tịch xã phải gọi chủ tịch huyện”, phản ánh về thái độ, ứng xử của công chức UBND xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) trong công tác tiếp công dân.
Ngày 22-8, liên quan đến phản ánh của Báo SGGP (ra ngày 16-8) về tình trạng tự phát mở hẻm, phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, ông Trần Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau), cho biết, đã chỉ đạo tổ công tác rà soát, làm rõ các nội dung liên quan đến phản ánh của Báo SGGP.
Chuyên mục Đường dây nóng, trang Nhịp cầu bạn đọc số ra ngày 14-7 và 20-7 có bài viết về trợ cấp tăng thêm của thương binh, nạn nhân chất độc da cam… Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở LĐTB-XH đã ký công văn số 24751/SLĐTBXH-NCC trả lời về thông tin trợ cấp ưu đãi của thương binh.
Ông Vũ Ngọc Tuyên, 65 tuổi, thương binh 31%, cư ngụ phường 17, quận Gò Vấp (TPHCM), phản ánh qua Đường dây nóng Báo SGGP: “Vì sao phụ cấp, trợ cấp của người có công được tăng, nhưng trợ cấp thương tật của thương binh lại chưa tăng từ đầu năm 2022 đến nay? Tôi đã liên hệ với các bạn tôi ở địa phương thì đều như vậy?”.
Chuyên mục Tôi có thấy trên Báo SGGP ngày 25-6-2022 có hình ảnh tủ điện tại giao lộ Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng (quận 1, TPHCM) bị người dân trưng dụng làm chỗ để hoa kiểng và ngày 27-6-2022 phản ánh tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Ngô Văn Năm (quận 1, TPHCM) có một chân đế trụ điện còn 2 sợi dây điện và các bu lông sắt gây nguy hiểm cho người đi đường.
Đường dây nóng Báo SGGP ngày 15-4 có bài viết “Đổ rác ngay dưới biển cấm” phản ánh đoạn đường Phạm Huy Thông (thuộc phường 6, quận Gò Vấp, TPHCM) dù có biển báo cấm đổ rác nhưng một số người dân thiếu ý thức vẫn lén lút đổ rác sinh hoạt tràn lan ra khu vực, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngày 16-10-2021, Báo SGGP có đăng bài “Vì sao chậm cấp sổ đỏ cho dân?”, phản ánh vào năm 1988, gia đình ông Hồ Trọng Biên có khai hoang khu đất khoảng 5.000m2 tại khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, để trồng điều, đất không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch.
Báo SGGP nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp và đơn tố cáo của ông Nguyễn Trọng Hiền, ngụ phường 2, quận 5, TPHCM. Trong đơn, ông Hiền cho biết UBND phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 không minh bạch, ăn chặn quà của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận 1 trong đợt hỗ trợ các hộ dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 tháng 9-2021 và việc ông Hiền bị hành hung, đe dọa bắt giam, phạt tù…
NLĐ bị ốm đau, thai sản trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ.
Trang Bạn đọc, Báo SGGP số ra ngày 26-3 có bài viết “Người dân bức xúc vì bị tính giá điện không hợp lý”. Nội dung bài viết phản ánh thực trạng hoạt động không công khai, minh bạch của Hợp tác xã tiêu thụ điện xã Tân Thanh trong vận hành lưới điện, thu tiền điện của hàng trăm hộ dân 2 xã Tân Thanh, Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Trên báo SGGP ngày 10-3, có bài viết “Làng quê bất an vì trộm cắp”, phản ánh người dân ở 2 xã Long Tân và Long Hà, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) bức xúc vì phải sống trong cảnh bất an, lo lắng vì tình trạng trộm cắp xảy ra liên tục. Theo người dân, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền sở tại chưa có giải pháp căn cơ.
Ngày 14-2, Báo SGGP đăng bài viết “Xử lý nghiêm, không để phát sinh tội phạm từ cờ bạc”, ghi nhận nhiều quán cà phê có các nhóm thanh niên chơi cờ bạc công khai giữa ban ngày diễn ra ở một số địa phương.
Ngày 10-2, Báo SGGP đăng bài “Khổ sở... đón xe ở sân bay” phản ánh tình trạng hàng trăm xe công nghệ, xe hợp đồng hoạt động bát nháo tại sân bay Tân Sơn Nhất trong những ngày qua khiến dư luận rất bức xúc. Nhiều chuyên gia giao thông, nhà quản lý cho rằng, để xảy ra tình trạng này thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý an ninh sân bay.
Cách đây 3 năm, căn nhà mẫu tại dự án khu phức hợp thương mại nhà ở và dịch vụ tại phường Linh Trung, TP Thủ Đức (TPHCM) đã có quyết định cưỡng chế, buộc tháo dỡ. Chuyện lạ là chủ đầu tư rất… phấn khởi chấp hành, nhưng không biết vì lý do gì chính quyền địa phương vẫn chần chừ chưa thực hiện!?