Nỗ lực hạn chế tình trạng “kẹt… máy bay”

Như báo chí đã đưa tin, tình trạng sân bay quá tải, không đủ chỗ đậu máy bay đã và đang gây nhiều khó khăn cho các hãng vận chuyển hàng không trong việc phục vụ hành khách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng rất mạnh của thị trường hàng không hiện nay. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, phục vụ thiếu nhiệt tình, chu đáo của các nhân viên hàng không, khiến cho nhiều hành khách bất bình, bức xúc… Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã trao đổi và ghi lại một số ý kiến tiêu biểu đề cập đến các biện pháp khắc phục tình trạng này.
Nỗ lực hạn chế tình trạng “kẹt… máy bay”

Như báo chí đã đưa tin, tình trạng sân bay quá tải, không đủ chỗ đậu máy bay đã và đang gây nhiều khó khăn cho các hãng vận chuyển hàng không trong việc phục vụ hành khách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng rất mạnh của thị trường hàng không hiện nay. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, phục vụ thiếu nhiệt tình, chu đáo của các nhân viên hàng không, khiến cho nhiều hành khách bất bình, bức xúc… Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã trao đổi và ghi lại một số ý kiến tiêu biểu đề cập đến các biện pháp khắc phục tình trạng này.

Máy bay của các hãng hàng không đậu la liệt tại sân bay Tân Sơn Nhất vào những giờ cao điểm. Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm

Máy bay của các hãng hàng không đậu la liệt tại sân bay Tân Sơn Nhất vào những giờ cao điểm. Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm

  • Ông Võ Huy Cường-Trưởng ban Vận tải Hàng không, Cục Hàng không VN: Thành lập đoàn khảo sát đánh giá thực tế giới hạn  khai thác tại các sân bay

Tình trạng sân bay bị quá tải vào các giờ cao điểm như báo chí đề cập ở quốc gia nào cũng có, nhất là ở những sân bay quốc tế lớn thì tình trạng này lại càng trở nên phổ biến. Để hạn chế tình trạng này, cần phải có sự nỗ lực hết sức mình của nhiều đơn vị trong ngành, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Hàng không, các cảng hàng không và các doanh nghiệp vận tải hàng không. 

 Về phía Cục Hàng không, thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều cố gắng kéo giãn các chuyến bay, tránh cấp phép bay quá nhiều vào giờ cao điểm. Hiện nay, để có các số liệu chính xác về mức độ quá tải, khiến máy bay phải bay lòng vòng trên trời vì chờ có chỗ đậu tại các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, chúng tôi đã thành lập đoàn khảo sát đánh giá thực tế giới hạn khai thác tại các sân bay, đánh giá năng lực hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ tại các sân bay, để từ đó có cơ sở điều tiết hoạt động cấp phép khai thác bay sao cho phù hợp, góp phần hạn chế tối đa tình trạng quá tải tại sân bay như báo chí nêu. Nếu công việc tiến triển nhanh thì chậm nhất đến cuối tháng 8-2010, chúng tôi sẽ có báo cáo kết quả công việc này.

  • Ông Phạm Ngọc Minh-Tổng Giám đốc Vietnam Airlines: Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành

Tình trạng quá tải tại Sân bay Tân Sơn Nhất càng chứng tỏ chủ trương của Chính phủ trong việc cho phép xúc tiến triển khai xây dựng dự án Sân bay Quốc tế Long Thành là cần thiết. Hiện nay, các thành phố lớn trên thế giới đều có 2-3 sân bay quốc tế, nhiều thành phố còn có 4-5 sân bay quốc tế.

Ở Việt Nam, TPHCM là một thành phố lớn nhất nước, năng động và đông dân nhất thì đương nhiên Sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu là rất cần thiết và không thể thay thế. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình Tân Sơn Nhất mà phải gánh cho cả một khu tam giác phát triển năng động nhất nước là miền Đông Nam bộ thì sự quá tải là không thể tránh khỏi và sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Sân bay Tân Sơn Nhất hiện không thể phát triển mở rộng hơn được nữa, vì vậy giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành được xem là giải pháp tối ưu. Khi có Sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất sẽ nhẹ nhàng hơn với vai trò là sân bay của TPHCM, còn Long Thành sẽ đóng vai trò là sân bay cho cả vùng miền Đông Nam bộ. 

Thế nhưng, đó là chuyện lâu dài, còn trước mắt, để góp phần hạn chế tình trạng quá tải tại Sân bay Tân Sơn Nhất, ngoài nỗ lực kéo giãn lịch bay của các hãng hàng không thì việc hiện đại hóa, tối ưu hóa công nghệ và năng suất hoạt động của các dịch vụ, máy móc thiết bị tại sân bay cũng đòi hỏi sự nỗ lực không kém từ các đơn vị liên quan.

  • Ông Nguyễn Nguyên Hùng-Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam: Các hãng hàng không cần bố trí lịch bay hợp lý

 Sự quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất mà báo chí nêu thực ra chỉ là sự quá tải giả tạo. Bởi lẽ với công suất thiết kế 25 triệu lượt hành khách/năm thì sẽ là vô lý khi Sân bay Tân Sơn Nhất hiện mới chỉ đạt 13-14 triệu lượt hành khách/năm mà đã gọi là quá tải. Trên thực tế, với sức chứa 40 chỗ đậu máy bay, thế nhưng ngoài các giờ cao điểm (tập trung vào khoảng thời gian từ 6-7h sáng, 11-12h sáng, 5-6h chiều và 9-10h tối), có nhiều lúc Sân bay Tân Sơn Nhất rất vắng vẻ.

Điều này chứng tỏ sự phân bổ lịch bay của các hãng hàng không chưa thực sự hợp lý. Nếu họ sắp xếp lịch bay hợp lý thì không chỉ giúp cho sân bay giảm tải vào giờ cao điểm, mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí do phải lưu đậu lâu tại sân bay. Hiện nay, với nỗ lực giảm tải cho Sân bay Tân Sơn Nhất, bên cạnh việc đề xuất mở rộng thêm 10 chỗ đậu máy bay nữa, các sân bay khác của chúng tôi như sân bay Liên Khương, Ban Mê Thuột, Cần Thơ…. với các hệ thống đèn đêm và nhiều dịch vụ phục vụ khác sẵn sàng đón nhận, có chỗ cho máy bay lưu đậu. Tuy nhiên, trên nguyên tắc máy bay càng lưu đậu nhiều tại sân bay thì càng hoạt động càng kém hiệu quả, đó là điều mà chẳng hãng hàng không nào mong muốn.

Tính đến nay, có 45 hãng HK đang khai thác 55 đường bay quốc tế đến / đi từ Việt Nam. Các hãng HK Việt Nam thì đang khai thác tất cả 40 đường bay nội địa. Theo số liệu thống kê, năm 2009, tổng lượng khách thông qua cảng HK Việt Nam đạt 26,16 triệu khách và 445,8 nghìn tấn hàng hóa, tăng tương ứng 4 lần cả về hành khách lẫn hàng hóa so với năm 2000.

Riêng trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng lượng khách đi lại bằng đường HK đạt khoảng 12 triệu lượt người, tăng hơn 33% so với cùng kỳ năm 2009. Những số liệu này chứng tỏ thị trường HK đang tăng trưởng rất mạnh, thế nhưng các doanh nghiệp ngành HK lại chưa phát triển tương ứng, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đó của thị trường. Rất nhiều tuyến bay, khách đông đến mức phải đăng ký trước nhiều ngày, nhiều tuần mới được bay, thế nhưng các hãng HK vẫn không thể tăng chuyến vì thiếu máy bay.

Để có đủ máy bay phục vụ nhu cầu thị trường, các hãng HK trong nước đã và đang cố gắng mua thêm nhiều máy bay mới. Theo kế hoạch, trong năm 2011, VNA sẽ bổ sung thêm 7 chiếc máy bay và kế hoạch này sẽ lần lượt tăng lên trong vài ba năm tới, phấn đấu đến năm 2015, đội máy bay của VNA sẽ đạt khoảng 150 chiếc.

Phía JPA cũng đã có chiến lược phát triển đội bay của mình từ 6 chiếc hiện nay lên 15 chiếc vào năm 2014. Ngoài 2 hãng HK chiếm phần lớn thị phần HK nội địa nêu trên, lượng máy bay của các hãng HK quốc tế đến Việt Nam cũng rất nhiều, gấp vài ba lần lượng máy bay trong nước, đó là chưa kể sắp tới thị trường HK nội địa còn có sự tham gia của các hãng HK tư nhân khác.

Số lượng máy bay ngày càng tăng, trong khi bãi đậu thì lại không thể đáp ứng và điều này đã gây ra tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất, đặc biệt là đường lưu thông trong sân bay thường xuyên bị kẹt cứng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm, hủy chuyến của các hãng HK trong thời gian qua.

Theo các chuyên gia HK, nếu một chuyến bay bị chậm thì các chuyến sau đó cũng sẽ bị chậm theo. Ngoài việc mất thời gian của hành khách, việc chờ đợi đến lượt bay cũng làm hao tốn không ít kinh phí của các hãng hàng không.

Nguyễn Thu Tuyết

Tin cùng chuyên mục