Canxi không là tất cả

Canxi không là tất cả

Gần đây, bé Bông (18 tháng tuổi) hay đổ mồ hôi tay chân, đầu cổ, bất kể trời lạnh hay nóng; ngủ cũng không yên giấc, hay giật mình hoảng hốt la thét vô cớ. Hàng xóm bảo coi chừng bé bị thiếu canxi. Bà ngoại Bông ngẫm lại, thấy con bé dường như còi xương thật, nuôi hoài không lớn. Nhà có đứa cháu cưng duy nhất, bà không tiếc tiền bồi đắp nào là thuốc canxi, sữa…, nhưng bà không biết rằng “chỉ uống canxi không thể trị được loãng xương” vì:

Canxi chỉ là một thành phần cấu tạo của xương

Canxi không là tất cả ảnh 1

Cho trẻ ăn đủ chất để phát triển toàn diện.

Theo quan niệm thông thường, uống canxi thì bổ xương. Quan niệm này rất phổ biến nhưng không có cơ sở khoa học, vì cấu tạo của xương ngoài canxi còn nhiều chất khác. Nhìn chung, xương gồm 1/3 là chất hữu cơ và 2/3 là chất khoáng; tỷ lệ này thay đổi tùy theo tuổi và theo tình trạng bệnh lý. Chất hữu cơ trong xương gồm có chất căn bản, sợi collagen và tế bào xương. Chất khoáng trong xương chủ yếu là tinh thể hydroxy-apatit chứa nhiều canxi và một ít CO3, Mg, K, Na.

Có thể so sánh cấu tạo xương với cấu tạo cột gạch xi măng cốt sắt, trong đó chất căn bản là xi măng; sợi collagen là sợi sắt, tế bào là đá nhỏ, tinh thể hydroxy-apatit là các viên gạch.

Khi mới sinh, xương có tỷ lệ collagen nhiều và tỷ lệ khoáng ít. Càng lớn, tỷ lệ khoáng tăng lên, xương càng trở nên giòn, dễ gãy. Khi mới sinh ra, ta mềm dẻo như con sứa nên trẻ con chạy nhảy té lên té xuống vẫn không sao. Khi già, xương trở nên giòn như san hô, chỉ cần bước hụt nhẹ là xương có thể gãy.

Loãng xương là sự mất dần không chỉ của canxi mà còn của nhiều chất khác như chất đạm, chất vi lượng. Như vậy uống canxi không thể làm giảm hay trị được loãng xương nếu không kết hợp với các chất khác.

Sự hấp thụ canxi của xương tùy thuộc nhiều yếu tố

Cancium được hấp thu phần lớn qua tá tràng ruột non bởi một cơ chế phức tạp được ảnh hưởng bởi sinh tố D và tùy thuộc vào sự chuyển tải qua tế bào ruột non. Các chất làm giảm sự hấp thu gồm có các chất phytat oxalat, phosphat có trong các chất thuốc dùng để điều trị bao tử làm giảm rất lớn sự hấp thu của cancium qua ruột non. Ở một đứa trẻ còi xương (một dạng loãng xương do bệnh), lượng canxi trong máu không thiếu mà xương vẫn không hấp thụ đủ canxi vì thiếu sinh tố D.

Sự hấp thu cancium giảm khi tuổi càng cao. Hấp thu nhiều nhất lúc trẻ và giai đoạn tiền dậy thì- là những giai đoạn tăng trưởng nhanh của cơ thể hoặc hấp thu tăng lên sau một giai đoạn ăn uống thiếu kém cancium.

Uống “sữa canxi” không ngừa được loãng xương

Nếu không kết hợp ăn uống với những biện pháp về sinh hoạt, tập vận động đúng, dùng thuốc hợp lý, uống “sữa canxi” cũng không ngừa được loãng xương.

Canxi trong sữa cũng cần các điều kiện hấp thu như đã nêu, cộng thêm khả năng hấp thu chất béo của từng người. Vì vậy, một số loại sữa ngoài canxi cũng đã được bổ sung thêm kẽm, lysin, hoặc gần đây là công thức Walking Tall – IGF 1 (hệ dưỡng chất cân đối với protein, canxi, kẽm, lysine và FOS) của Nuvita giúp phát triển chiều cao tối đa. Bổ xương bằng kẽm…

Như vậy, uống canxi chỉ có hiệu quả khi có hiện diện của sinh tố D và chất đạm cùng các yếu tố về tuổi, cách ăn uống, và chức năng tiêu hóa của từng người. Do đó muốn giảm hay tránh loãng xương cần ăn uống đa dạng chứ không phải chỉ uống canxi mà thôi.

BS VÂN THANH

Tin cùng chuyên mục