Bài 3: Những giá trị cao đẹp và bền vững

Đảng ta khi khởi xướng đường lối đổi mới vẫn luôn luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam. Đây là điều không thay đổi, nhất quán và triệt để. Nhất là đến với tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu chúng ta vận dụng đúng đắn, sáng tạo và đầy đủ thì đó chính là lấy những nét tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Kiên định con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội

Đảng ta khi khởi xướng đường lối đổi mới vẫn luôn luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam. Đây là điều không thay đổi, nhất quán và triệt để. Nhất là đến với tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu chúng ta vận dụng đúng đắn, sáng tạo và đầy đủ thì đó chính là lấy những nét tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học mà còn là đạo đức, văn hóa

Chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là thành quả vĩ đại của tư tưởng, trí tuệ loài người và kết tinh thành giá trị văn hóa của thời đại chứ không đơn thuần chỉ là một học thuyết chính trị. Trong chủ nghĩa Mác - Lênin có bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn, giải thích các vấn đề phát triển của lịch sử một cách căn cơ nhất. Các học thuyết của Mác có những nội dung rất vĩ đại. Chẳng hạn, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết về cách mạng xã hội, nguyên lý về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử, những vấn đề tư tưởng về Đảng Cộng sản, về dân chủ và nhà nước pháp quyền, về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng nhân loại để đạt đến tự do và hạnh phúc… Những giá trị như vậy là rất cao quý.

Sự vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin là ở chỗ nó đem lại câu trả lời đúng đắn nhất về những vấn đề mà lịch sử các thời đại vẫn còn băn khoăn, tìm con đường giải quyết. Đó là quy luật phát triển khách quan và vai trò chủ quan của con người. Trong đó Tuyên ngôn Đảng Cộng sản là một tác phẩm đánh dấu sự thành thục của chủ nghĩa Mác. Trong đó có nói rõ mục đích chân chính của chủ nghĩa cộng sản mà loài người hướng tới, là phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả loài người. Những giá trị như vậy làm sao mà lỗi thời được?

Chủ nghĩa Mác - mà Lênin đánh giá, là một tảng đá liền mạch không có một kẻ hở - và nếu cần, chỉ một cụm từ thôi để nói về tinh túy của chủ nghĩa Mác đó là phép biện chứng. Nó đã đem lại sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhiều nước trên thế giới đến những thắng lợi hết sức vĩ đại, tạo ra bước ngoặt lịch sử to lớn. Mục đích chân chính sâu xa của nó là đạt đến sự giải phóng con người và cả nhân loại ở một xã hội tự do, bình đẳng, công bằng, nhân đạo.

Nhìn một cách rộng rãi hơn, chủ nghĩa Mác - Lênin không phải chỉ là khoa học mà nó còn là đạo đức và văn hóa, điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn rõ nhất. Vì thế, một người mác-xít đúng đắn và sáng tạo ấy không bao giờ hẹp hòi, biệt phái; không bao giờ chỉ thấy có một mình chủ nghĩa Mác mà luôn đặt chủ nghĩa Mác trong tổng thể các nền văn minh nhân loại, trong dòng chảy của văn hóa lịch sử loài người.

Rõ ràng chúng ta thấy giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác đã được lịch sử thừa nhận. Ngày nay, nó vẫn đang có mặt trong hành trang đi tới tương lai của những người cộng sản, của tất cả chúng ta. Vì khát vọng tự do dân chủ là khát vọng của loài người, của nhân loại.

Đạt được rất nhiều thành tựu về chủ nghĩa Mác

Đảng ta khi đi vào thời kỳ đổi mới, được cổ vũ bởi chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh, đã có một nghị quyết quan trọng đối với giới trí thức. Đó là cho phép giới nghiên cứu đi tìm những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định lại nó; lý giải vì sao trong điều kiện hiện nay nhiều điều có trong chủ nghĩa Mác tuy đúng đắn nhưng không còn phù hợp; cho phép nghiên cứu một số điều đến nay đã không đúng, mà thực tế hiện nay cần chính xác hóa lại. Nhưng những vấn đề này chính Mác, Ăng-ghen sinh thời đã tự phê phán chính mình rồi. Các ông đã nhận ra những điều chưa đúng và các ông đã sửa sai nhưng vì chúng ta giáo điều, chúng ta đọc không hết lại quay lại phê phán Mác lỗi thời trong khi chính Mác đã bổ sung và sửa chữa. Bằng chứng là từ năm 1871 đến 1893, Mác và Ăng-ghen đã 7 lần viết lại lời tựa cho Tuyên ngôn. Các ông bổ sung rất nhiều luận điểm mới trong đó.

Giới nghiên cứu của chúng ta đã thực hiện nghiên cứu trong suốt 30 năm đổi mới của Đảng, đã đạt được rất nhiều thành tựu về chủ nghĩa Mác và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Từ đó đã xây dựng được Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh bổ sung phát triển, gần đây có Hiến pháp bổ sung phát triển và đã có cả một hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH), 8 đặc trưng của CNXH, 8 phương hướng xây dựng CNXH và 8 mối quan hệ lớn phải giải quyết trong đổi mới, cấu thành hệ thống lý luận của Việt Nam về CNXH… Tất cả điều đó là bằng chứng để nói lên giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác.

Có những người rất thiện chí và thiện tâm cũng yêu nước yêu dân nhưng vì nhiều lý do, nhất là trong đó có vấn đề về nhận thức, không hiểu đầy đủ những chân giá trị của chủ nghĩa Mác nên kết luận vội vã là chủ nghĩa Mác lỗi thời và kiến nghị Đảng ta không tiếp tục dùng chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là điều không thể chấp nhận được!

Có điều, chúng ta phải góp ý và xây dựng trên cơ sở dân chủ, cùng nhau thảo luận bàn bạc trên tinh thần tôn trọng ý kiến của nhau để tìm thấy chân lý. Ta không rơi vào đường mòn cũ là áp đặt, quy kết, để làm mất đi động lực tìm tòi, sáng tạo của trí thức. Và cũng đừng để cho những người có lòng yêu nước, nhiệt tâm với dân tộc, tâm huyết, vốn cùng mục đích với chúng ta mà đẩy họ về phía đối lập thì điều đó rất không nên. Điều này cũng chính là chúng ta đang học và làm theo Bác.

“Phải lấy thực tiễn làm căn cứ. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì chỉ thực tiễn mới cho ta câu trả lời tin cậy nhất. Ở đây có một lời chỉ dẫn rất hay của Bác Hồ: “Trong một nước dân chủ thì ai ai cũng có quyền thảo luận, tranh luận để cùng nhau tìm ra chân lý. Khi chân lý đã tìm thấy rồi thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”.

GS-TS HOÀNG CHÍ BẢO
LINH ĐAN (ghi)

- Bài 2: Những thành tựu không thể phủ nhận

Tin cùng chuyên mục