Mỏi mắt chờ gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng cho cá tra

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thông qua đề xuất gói hỗ trợ 9... tỷ đồng với lãi suất thấp, giúp doanh nghiệp và người nuôi cá tra vượt qua khó khăn. Thế nhưng, đến thời điểm này, tại ĐBSCL, doanh nghiệp và người nuôi cá vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ nào.

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thông qua đề xuất gói hỗ trợ 9... tỷ đồng với lãi suất thấp, giúp doanh nghiệp và người nuôi cá tra vượt qua khó khăn. Thế nhưng, đến thời điểm này, tại ĐBSCL, doanh nghiệp và người nuôi cá vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ nào.

Cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực có đóng góp kim ngạch lớn trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu. Thế nhưng đây cũng là ngành sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Bình quân 1 ha ao nuôi với sản lượng khoảng 500 tấn, chi phí cả vụ thường lên tới hơn 10 tỷ đồng. Đa số các hộ nuôi cá, ít nhiều đều phải vay vốn ngân hàng. Với chi phí đầu vào tăng quá mức như hiện nay, trong khi giá đầu ra xuất khẩu lại thấp, gánh nặng thua lỗ càng nhiều đang là nỗi lo lắng của người nuôi cá. Sau vụ vỡ nợ của Bianfishco, người nuôi cá không cho doanh nghiệp nợ tiền mua cá, vì vậy, đa phần doanh nghiệp hiện phải vay với mức lãi suất 20%/năm để mua cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Gói hỗ trợ mới dù chưa thật sự đủ mạnh, nhưng vẫn là điểm tựa đòn bẩy để doanh nghiệp và người nuôi cá tra bật dậy và tiếp tục đứng vững trước bao khó khăn hiện tại. Mong mỏi lớn nhất của những người sản xuất cá tra là được giãn nợ, giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện vẫn chưa có một đồng nào trong gói hỗ trợ này được giải ngân. Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7-2012, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định đang giao Bộ NN-PTNT khảo sát để xây dựng phương án giải ngân. Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ này quá nhỏ so với tổng số lượng DN và các hộ nuôi trồng thủy sản hiện có ở khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, từ khi được Chính phủ chấp thuận phương án đến nay đã 2 tháng con cá tra vẫn tự vật lộn với thương trường. Hiện việc tiêu thụ cá tra nguyên liệu còn khó khăn trong khi giá thức ăn liên tục tăng cao. Điều này đã khiến cho toàn bộ các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL vô cùng lo lắng. Gói hỗ trợ của Chính phủ không kịp thời đến tay người nuôi cá, khả năng trong những vụ tới, diện tích treo ao sẽ nhiều hơn.

P.Thị

Tin cùng chuyên mục