Trong tốp 10 trường hàng đầu có 5 trường của Mỹ, 4 trường của Anh và 1 trường của Thụy Sĩ. Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford và Đại học Harvard tiếp tục đứng trong tốp 3 vị trí dẫn đầu như năm 2017. Viện Công nghệ California vượt qua Đại học Cambridge (Anh), vươn lên vị trí thứ 4. Đại diện còn lại của Mỹ là Đại học Chicago xếp thứ 9, tăng một bậc so với năm ngoái.
4 vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về các trường đại học của Anh, gồm: Cambridge, Oxford, London - UCL và Đại học Hoàng gia London. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ - ETH Zurich xếp vị trí thứ 10, tụt 2 bậc trên bảng xếp hạng.
Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tăng 2 bậc so với năm 2017, vươn lên dẫn đầu nhóm còn lại trên bảng xếp hạng.
Năm 2018, có 959 trường đại học thuộc 84 quốc gia và vùng lãnh thổ được QS xếp hạng. Tổ chức này đã khảo sát hàng chục ngàn học giả trên toàn thế giới với điều kiện không được bỏ phiếu cho chính trường đại học của họ. QS xếp hạng dựa trên 6 tiêu chí bao gồm danh tiếng về học thuật, đào tạo; danh tiếng người được tuyển dụng; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; số lượng trích dẫn/giảng viên; tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế.
4 vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về các trường đại học của Anh, gồm: Cambridge, Oxford, London - UCL và Đại học Hoàng gia London. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ - ETH Zurich xếp vị trí thứ 10, tụt 2 bậc trên bảng xếp hạng.
Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tăng 2 bậc so với năm 2017, vươn lên dẫn đầu nhóm còn lại trên bảng xếp hạng.
Năm 2018, có 959 trường đại học thuộc 84 quốc gia và vùng lãnh thổ được QS xếp hạng. Tổ chức này đã khảo sát hàng chục ngàn học giả trên toàn thế giới với điều kiện không được bỏ phiếu cho chính trường đại học của họ. QS xếp hạng dựa trên 6 tiêu chí bao gồm danh tiếng về học thuật, đào tạo; danh tiếng người được tuyển dụng; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; số lượng trích dẫn/giảng viên; tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế.