A.M.Best xếp hạng Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam

A.M.Best xếp hạng Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam

Kết quả xếp hạng cho thấy PVI có năng lực vốn hóa mạnh, hoạt động kinh doanh xuất sắc và đang có vị thế vững chắc trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Tổ chức đánh giá cũng xem xét đến các cam kết của đội ngũ quản lý trong việc cải tiến mọi mặt của PVI.  Kết quả xếp hạng tích cực phản ánh sự kỳ vọng của A.M. Best’s rằng khả năng về vốn và hoạt động của PVI sẽ được cải thiện trong những năm sắp tới.

A.M. Best  xếp hạng năng lực tài chính ở mức B+ (Tốt) và mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành ở mức “bbb-” cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI). Triển vọng tương lai của hai chỉ tiêu xếp hạng này là tích cực. Kết quả xếp hạng cho thấy PVI có năng lực vốn hóa mạnh, hoạt động kinh doanh xuất sắc và đang có vị thế vững chắc trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Tổ chức đánh giá cũng xem xét đến các cam kết của đội ngũ quản lý trong việc cải tiến mọi mặt của PVI.  Kết quả xếp hạng tích cực phản ánh sự kỳ vọng của A.M. Best’s rằng khả năng về vốn và hoạt động của PVI sẽ được cải thiện trong những năm sắp tới.

PVI là nhà Bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ 2 về doanh thu bảo hiểm, chiếm 19% thị phần trong năm 2008. Tổng doanh thu phí bảo hiểm (GPW) trong năm 2008 đạt  2.111 tỷ đồng (124 triệu đô la Mỹ). Tốc độ tăng trưởng kép bình quân theo năm theo doanh thu của PVI trong giai đoạn 4 năm (2005-2008) là 39% so với mức 23% cùng thời kỳ của cả ngành. Với lợi thế là cánh tay của Tập đoàn Dầu khí (PVN) trong lĩnh vực bảo hiểm, PVI đã trở thành công ty bảo hiểm hàng đầu ở thị trường Việt Nam.

Với sự gia tăng đầu tư vào các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng cho ngành dầu khí, PVI hy vọng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Mặc dù có việc cạnh tranh đang diễn ra ngày càng tăng trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ tổn thất của PVI vẫn khả quan, chỉ dao động  từ  33% đến 49% trong 5 năm (2004-2008) qua. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà PVI đã thu được kết quả khai thác bảo hiểm rất khả quan. Doanh thu từ hoạt động đầu tư trong giai đoạn này cũng khá ổn định.

Mặc dù nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái nhưng các quyết định đầu tư cẩn trọng đã giúp PVI duy trì được  kết quả đầu tư tích cực và mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư  từ 4,1% đến 8,8% trong suốt 5 năm qua. Trong năm 2008, tỷ suất lợi nhuận đầu tư chỉ đạt ở mức  4,1%, so với mức 8,3% trong năm 2007, nguyên nhân là do sự suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Năm 2008, lợi nhuận của công ty đạt 172 tỷ đồng (10 triệu đô la Mỹ). Nguồn vốn có tính đến mức độ rủi ro của PVI được đo lường bởi Hệ số An Toàn Vốn Tối Thiểu (Capital Adequacy Ratio-BCAR) là mạnh, theo cách tính của A.M. Best. Sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh trong những năm sắp tới cũng sẽ không gây nhiều căng thẳng lên năng lực nguồn vốn hiện tại. Mặc dù doanh thu bảo hiểm tính theo tăng trưởng kép bình quân theo năm đã chỉ tăng thêm 31% trong 5 năm qua (2004-2008) thì tổng vốn đã tăng thêm  82% trong thời gian cùng kỳ.

Trong năm 2008, nguồn vốn của PVI đã đạt 2.288 tỷ đồng (135 triệu đô la), tổng giá trị tài sản đã lên đến 4.918  tỷ đồng (289 triệu đô la). PVI cũng luôn duy trì được tính thanh khoản cao cho các tài sản đầu tư để sẵn sàng hỗ trợ thanh toán cho những khiếu nại có thể phát sinh trong hoạt động bảo hiểm. Ngoài những đánh giá tích cực nêu trên, các rủi ro về phạm vi lãnh thổ, về môi trường lạm phát cao, về khả năng dự phòng của công ty cũng là những vấn đề đã được lưu ý, xem xét. Áp lực về lạm phát khiến cho tỷ lệ chi phí của PVI tăng lên rất cao. Tỷ lệ chi phí của năm 2008 là 41% và được dự đoán sẽ tăng trong những năm tiếp theo.

Trong 5 năm qua, PVI không thể tăng hiệu quả kinh tế nhờ mở rộng quy mô. Do tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam phụ thuộc vào giá cả hàng hóa nên có thể thấy rằng, tỷ lệ lạm phát càng tăng sẽ dẫn đến tỷ lệ chi phí càng cao. Những phân tích về mức dự phòng của PVI cho thấy mức dự phòng hiện tại còn vẫn đôi chút bị thiếu hụt. Mặc dù xét về giá trị tuyệt đối, những thiếu hụt này không đáng kể vì hoạt động kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là ngắn hạn và những hợp đồng bảo hiểm trong quá khứ tương đối nhỏ,  A.M. Best vẫn băn khoăn về hoạt động kinh doanh của PVI đang tăng trưởng rất nhanh trong điều kiện lạm phát cao. Mặc dù đây có thể là vấn đề của cả ngành công nghiệp Bảo hiểm Việt Nam và việc tiếp diễn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Tuy nhiên, có thể yên tâm khi Ban Điều Hành của PVI  cho biết công ty đang thực hiện việc thay đổi phương thức dự phòng.

Hiền Vy

Tin cùng chuyên mục