Ánh sáng lấp lánh

Tháng 6-1992, người dân Đan Mạch đã bỏ phiếu không tán thành việc thành lập Liên minh châu Âu (EU) sau khi có hiệp ước Maastricht, nhưng ngay sau đó, đội bóng của họ đã trở thành quốc gia nhỏ nhất vô địch Euro cho dù họ chỉ có mặt với suất “vé vớt” vì Liên bang Nam Tư tan rã. Một năm sau, Đan Mạch chính thức là thành viên EU.

Tháng 6-1992, người dân Đan Mạch đã bỏ phiếu không tán thành việc thành lập Liên minh châu Âu (EU) sau khi có hiệp ước Maastricht, nhưng ngay sau đó, đội bóng của họ đã trở thành quốc gia nhỏ nhất vô địch Euro cho dù họ chỉ có mặt với suất “vé vớt” vì Liên bang Nam Tư tan rã. Một năm sau, Đan Mạch chính thức là thành viên EU.

Bốn ngày sau khi nước Anh quyết định rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý thì một “cú Brexit” thực sự đã diễn ra khi tuyển Anh bị đội bóng nhỏ bé chưa từng dự một giải đấu lớn nào là Iceland loại khỏi vòng 1/8. Chi tiết này khiến người ta nghĩ đến những sự trùng hợp về thành công của một đội tuyển đến từ bán đảo Scandinavi và biến cố chính trị của EU sau 24 năm. Phải chăng Iceland sẽ nối tiếp Đan Mạch 1992? Phải chăng chu kỳ 12 năm kỳ lạ của Euro sẽ tái lặp kể từ sau Hy Lạp 2004?

Liệu Iceland có viết tiếp câu chuyện thần kỳ như Đan Mạch, Hy Lạp trước đây?

Theo quan điểm của tờ New York Times, câu chuyện cổ tích của Iceland có thành hiện thực hay không chẳng còn quan trọng nữa. Chiến thắng của họ đã đủ để cho Euro tìm lại những điểm sáng lấp lánh mang tính biểu tượng, giúp cho châu Âu trở nên mạnh mẽ hơn trong thời khắc khó khăn này. Iceland đại diện cho những phẩm chất mạnh mẽ và thuần khiết nhất của con người, đã chiến thắng một tuyển Anh hào nhoáng và đắm chìm trong ảo tưởng của đồng tiền.

Người ta không xem chiến thắng của Iceland là một bất ngờ mà là một cái kết hợp lý nhất của vòng 1/8 Euro, sau khi các đội bóng mạnh đều vươn cao vị thế của mình để đi tiếp vào vòng tứ kết, khi các ngôi sao sáng giá cùng nhau cất tiếng nói đẳng cấp để đưa đội nhà vượt qua vòng 1/8. Nói cách khác, Euro 2016 đã được trả về với các giá trị chuyên môn của một giải đấu có trình độ cao nhất thế giới. Sự thất bại của người Anh phải chăng là điều báo hiệu cho những ngày “hậu Brexit” sắp đến của quốc gia này?

Còn với Euro 2016, tuyển Anh sớm rời giải đấu hầu như chỉ được bàn luận trong vòng 24 giờ. Người ta dành thời gian nói nhiều về cuộc trỗi dậy của Italia với những cách tân về chiến thuật bóng đá với thuật ngữ mới “Italitaka”, tức là lối phối hợp nhỏ kiểu Italia. Đội bóng của HLV Conte sau khi truất ngôi của Tây Ban Nha sẽ gặp nhà vô địch thế giới Đức với một hệ thống chơi bóng chặt chẽ và khoa học ở vòng tứ kết. Cũng tại vòng đấu này, nước Pháp sẽ phải hồi hộp chờ trận đấu với Iceland, một “cuộc chiến màu xanh” của hy vọng chia đều cho cả châu Âu.

Việt Quang

Tin cùng chuyên mục