Áo rách, bóng nổ, Euro thật khắc nghiệt

Ở trận đấu giữa Thụy Sỹ và Pháp, có đến 5 lần áo thi đấu của các cầu thủ Thụy Sỹ bị rách. Cũng trong trận này, quả bóng Beau Jue bị bể sau một pha va chạm giữa cầu thủ 2 đội. Riêng chuyện quả bóng, có nhiều trận đấu tại Euro lần này xảy ra tình trạng 2 quả bóng cùng xuất hiện trên sân hoặc có trận đấu, giữa Rumania và Thụy Sỹ, bóng liên tục bị thay đổi do không đủ trọng lượng để thi đấu.

Ở trận đấu giữa Thụy Sỹ và Pháp, có đến 5 lần áo thi đấu của các cầu thủ Thụy Sỹ bị rách. Cũng trong trận này, quả bóng Beau Jue bị bể sau một pha va chạm giữa cầu thủ 2 đội. Riêng chuyện quả bóng, có nhiều trận đấu tại Euro lần này xảy ra tình trạng 2 quả bóng cùng xuất hiện trên sân hoặc có trận đấu, giữa Rumania và Thụy Sỹ, bóng liên tục bị thay đổi do không đủ trọng lượng để thi đấu.

Cũng liên quan đến các chi tiết bên lề, là vấn đề mặt sân. 3/10 sân bóng tại Pháp đợt Euro này bị đánh giá kém chất lượng. Đã vậy, sân Velodrome tại Marseille còn tranh thủ cho thuê tổ chức ca nhạc ngay lúc Euro diễn ra và trước trận đấu giữa Pháp và Albania ở lượt trận thứ 2 vòng đấu bảng.

Các chi tiết trên xảy ra chỉ là tình cờ hay đó là một sự trùng hợp có tính hệ thống? Các bình luận viên vốn là cựu cầu thủ nổi tiếng nước Anh tham gia trên đài BBC nhận định: không phải là tình cờ.

Ví dụ như chuyện chiếc áo thi đấu của Thụy Sỹ bị rách đến 5 lần, đó là kết quả của một trận đấu quá khốc liệt. Áo thi đấu hiện nay làm rất mỏng, ôm sát người trong khi việc phạm lỗi bằng cách kéo áo hiện nay được tiến hành rất kín do trình độ cầu thủ tăng lên nên trọng tài sẽ không biết cho đến khi áo rách... mới thôi. Chuyện của quả bóng cũng vậy. Việc đưa bóng vào trận trở nên nhanh hơn trước do yếu tố bất ngờ từ các quả ném biên. Nhiều đội bóng chọn lối đá phòng ngự - phản công nên đã biến các quả ném biên thành thứ vũ khí sắc bén. Tại Euro lần này, chính Italia đánh bại Thụy Điển bằng bàn duy nhất khởi phát từ pha ném biên nhanh. Thế nên, việc các cầu thủ hối thúc đội ngủ nhặt bóng là lý do mà nhiều trận xuất hiện 2 quả bóng trên sân.

Để hiểu thêm về tính chất khắc nghiệt của Euro, có thể lấy con số thống kê của Ronaldo làm ví dụ. Tiền đạo này sút cầu môn đến 20 lần, cao nhất giải và cao hơn số lần sút bóng của 9 đội bóng khác sau lượt trận thứ 2 vòng bảng. Những cầu thủ xếp sau Ronaldo như Giroud, Morata cao nhất cũng chỉ mới có 9 cú sút. Ấy vậy mà Ronaldo lại chẳng có bàn thắng nào. Hoặc là anh ta quá dở, hoặc là các cú sút của Ronaldo đều thực hiện ở xa khung thành, bị chặn lại trước khi đến gần cầu môn. Nói cách khác, cách phòng ngự của những đối thủ quá tốt và dù tài nghệ đến mấy thì Ronaldo cũng chỉ có số lượng chứ không cụ thể hóa được.

Bóng đá phòng ngự lên ngôi, đó cũng là điều dự báo trước. Nó đem lại những niềm vui vô bờ bến cho các đội bóng như Iceland, Albania hay Bắc Ailen. Chỉ có điều, nó khốc liệt hơn dự kiến.

LONG KHANG (từ Paris)

Tin cùng chuyên mục