“Má già” vùng biên giới Canada - Mỹ

Bài 1: Dấu vết người đàn bà gốc Việt

Lê Thị Phương Mai là ai?
Bài 1: Dấu vết người đàn bà gốc Việt

Trong loạt bài về Ngô Tiến Dũng (tự Dũng “kiều”, Lai Thành Hữu) đăng trên SGGP 12 giờ số ra ngày 13-11-2006 có nhắc đến chi tiết y còn là đối tượng trong vụ án Longhaul (Long Hầu) bị Cảnh sát Hoàng gia Canada truy nã. Nhưng Dũng “kiều” chỉ là “cò con” trong 24 đối tượng gốc Việt Nam bị truy nã, Lê Thị Phương Mai (cũng đã được nói đến trong loạt bài về Dũng “kiều”) mới chính là “má già” vùng biên giới Canada và Mỹ. “Má già” Lê Thị Phương Mai là ai?

Lê Thị Phương Mai là ai?

Bài 1: Dấu vết người đàn bà gốc Việt ảnh 1
Tấm séc giả - tang vật của vụ án

Bọn tội phạm ma túy và rửa tiền gốc Việt ở Canada chia địa bàn làm ăn rất rạch ròi. Ngô Tiến Dũng và gia đình bà Lee (bà Lý) trấn giữ địa bàn Toronto còn Lê Thị Phương Mai trấn giữ vùng Ottawa và Vancouver. Mai “chuyên ngành” trồng cần sa và chế biến các chất marijuana (cao cần sa) và ma túy tổng hợp.

Theo Cảnh sát Hoàng gia Canada, bọn tội phạm do Lê Thi Phương Mai hoặc Lê Thi Mai Phương, Mai Phương Lê Thi cầm đầu cùng Hoàng Công Ty (Quảng Ninh), Nguyễn Văn Minh (Hải Phòng), những đàn em đắc lực của thị, đã thực hiện các vụ rửa tiền bạc triệu USD và chuyên bán ma túy hướng thần tại hai nước Canada và Mỹ. Lê Thị Phương Mai quê gốc Phú Yên, vượt biên theo đường biển từ Phú Yên và sau đó định cư tại Vancouver, Canada. Những năm 2000 ở Vancouver nổi lên nhiều triệu phú đô la người Việt, trong đó có Lê Thị Phương Mai.

 Và ở thập niên 1990-2000, Lê Thị Phương Mai nổi lên như một trùm mafia trong việc thiết lập các ổ sản xuất cao cần sa, chế biến, đóng viên các loại ma túy hướng thần và thiết kế đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy để thực hiện những phi vụ rửa trắng tiền đen ngoạn mục nổi tiếng tại Canada và Mỹ.

Nhận thông tin từ các sĩ quan thuộc quyền trình báo, Chánh Văn phòng Interpol VN (VPI) vẫn không “dám” tin có người phụ nữ Việt Nam nào kinh khủng đến nỗi có thể giữ vị trí của một “má già” ở vùng biên giới hai quốc gia này hàng chục năm qua. Mà theo thông tin của Cảnh sát Canada thì “má già” này thật sự chưa già, thị mới 38 tuổi. Quả là đáng kinh ngạc.

Năm 2000 Phương Mai về VN và “có chuyện” với giang hồ đất Cảng (Hải Phòng) trong giao dịch tiền đen. Có người giới thiệu với Dung “hà” và qua Dung “hà”, chuyện khó khăn của “má già” được giải quyết chóng vánh. Năm 2001, tại Mỹ, “má già” đang có những trục trặc ở các services chuyển tiền nên muốn thay các đường rửa tiền đen bằng các “service” ở  VN. Lúc này thì Phương Mai gặp Năm Cam.

Đầu 2001, trong một chuyến sang Mỹ thăm cháu nhưng kỳ thực là Trương Văn Cam (Năm Cam) muốn sang để chuẩn bị chuyển hướng làm ăn tại Mỹ bởi khi ấy Năm Cam đã linh cảm thấy sự bất an trong làm ăn ở Việt Nam. Năm Cam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với trùm mafia Phương Mai nhưng khi ấy Lê Thị Phương Mai và đồng bọn chưa muốn hợp tác với Năm Cam tại Việt Nam vì cho rằng đàn em của tay giang hồ này chỉ là đám quân ô hợp rất dễ làm lộ chuyện.

Sau khi gặp gỡ “nữ tướng” Kim Anh của Năm Cam, người mà Phương Mai nghe giới giang hồ đánh giá là “người đàn bà ma quái” từng làm mê hoặc nhiều gã đàn ông có chức phận thì Mai lại cho rằng tầm cỡ chỉ là scrubber (gái giang hồ) cao cấp, bởi so với vẻ đẹp và sự tinh quái của “má già” Lê Thị Phương Mai thì Kim Anh chẳng đáng gì.

Tuy nhiên, những lần về VN sau đó, thường đến nhà hàng Cánh Buồm, Ra Khơi của Năm Cam ăn uống bàn chuyện làm ăn, thấy phong cách “đen như phim Hồng Công” và sự trọng thị của bọn đàn em Năm Cam thì Mai lại muốn làm ăn với Năm Cam. “Má già” Mai đề nghị Năm Cam và đồng bọn nhận làm trạm trung chuyển và phân phối ma túy cho thị tại TPHCM nhưng Năm Cam từ chối.

Sòng phẳng mà nói, Năm Cam không ưa bọn làm chính trị phản động nửa mùa bên Mỹ, y cũng rất cảnh giác với hoạt động buôn bán vận chuyển ma túy vì chỉ thích mở sòng bài để chém chặt những con bạc khát nước vừa có máu mặt vừa có tiền.

“Chiến dịch bật nắp hộp kẹo”

Tháng 5-2001, theo yêu cầu phối hợp của Cảnh sát Hoàng gia Canada, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và DEA (cơ quan bài trừ  ma túy của Mỹ) cùng mở cuộc điều tra để chặt đứt các đường dây chuyên chở ma túy bằng một chiến dịch lớn, xuyên quốc gia mang tên “Chiến dịch bật nắp hộp kẹo” (Operation Candy Box).

Các ngả đường ma túy lập tức được kiểm soát chặt chẽ bởi lực lượng liên quân  (FBI, DEA và Cảnh sát Hoàng gia  Canada). Sau một tuần theo dõi, lực lượng liên quân đã phát hiện ma túy dạng bột (heroin) và ma túy hướng thần dạng viên (tên gọi Ecstasy hay còn gọi là thuốc lắc màu hồng, xanh) được vận chuyển vào Mỹ từ biên giới Canada. Đoàn xe chở hàng cấm kia thường xuất phát từ một khu rừng rậm ở Vancouver (Ca

nada) đểø đi vào nước Mỹ. Tất cả đều được ghi nhận qua hệ thống máy chụp không ảnh của lực lượng DEA và FBI cùng Cảnh sát Hoàng gia Canada. DEA, FBI và Cảnh sát Canada thực hiện nhiều cuộc truy tìm dấu vết của những rừng cây cần sa nhưng những bức ảnh chụp bằng vệ tinh tại các khu vực màu xanh thẫm của lực lượng liên quân do FBI chủ công đã không tìm thấy hình ảnh cây cần sa nào dù lực lượng liên quân biết nhóm tội phạm gốc Á này có hàng chục hécta trồng cây cần sa.

Thì ra bọn chúng trồng cần sa trong các trang trại nhà kính tại những vùng hẻo lánh xa xôi của Vancouver. Không chỉ trồng tại Vancouver, Ottawa chúng còn mở rộng diện tích trồng cần sa sang tận các sườn núi vắng vẻ ở San Francisco (Mỹ). Các cơ sở chế biến ma túy tổng hợp dạng viên và dạng cao của bọn Mai cũng được thiết lập trong các nhà kính theo qui trình khép kín.

Cuối 2002, Cảnh sát Hoàng gia Canada phát hiện một số đối tượng tham gia trồng cây cần sa trong nhà kính để bán cho một tổ chức chế biến  ma túy tại Canada. Có 58 đối tượng bị Cảnh sát Hoàng gia Canada bắt, trong đó có 20 đối tượng  gốc Việt. Khám xét nhà những người trên, Cảnh sát Canada thu 9,1 triệu đô la Canda và một số giấy tờ ghi chép mua bán, trong đó, đứng đầu danh sách và các khoản tiền là Lê Thị Phương Mai rồi đến  Hoàng Công Ty, Nguyễn Văn Minh, Anh Tuấn.
 
Bài 2: Cuộc gặp mặt giữa hai “quái thủ”


PHẠM THỤC

Tin cùng chuyên mục