Nơi đây, dư luận từng lên án nạn chặt phá rừng dừa, xây kè cống, nhà hàng, khách sạn, quán xá để phục vụ du lịch. Nay lại nổi lên vấn nạn khai thác nguồn tài nguyên này thiếu khoa học, cộng với sự quản lý lơi lỏng của địa phương, đã biến khu vực từ cầu Cửa Đại đến tận sâu trong rừng dừa rất bát nháo, phản cảm.
Bát nháo từ bờ xuống nước
Trong vai du khách, tôi đến tham quan rừng dừa Bảy Mẫu vào hai ngày của tuần đầu tháng 8. Từ xa, đã có thể dễ dàng nhận ra các “cò” du lịch chạy xe máy vòng qua, đảo lại để bắt khách ngay từ những con đường vào rừng dừa. Qua khỏi cầu Cửa Đại và bắt đầu đi sâu vào rừng dừa, vừa đến nơi được gọi là bãi giữ xe chúng tôi đã thấy tình trạng “ùn tắc giao thông” khi đủ loại phương tiện dừng, chạy hỗn loạn. Đến đoạn đường hẹp, ô tô không vào được nữa, chúng tôi xuống xe và theo chân đoàn người bộ hành xuống thẳng bến thuyền thúng. Khách đi theo đoàn được các công ty du lịch thỏa thuận giá cả với doanh nghiệp thì họ được đưa nhanh xuống thúng chèo đi tham quan. Còn khách lẻ hoặc gia đình tự đi thì sẽ gặp rất nhiều “cò” chạy theo chào mời chèo kéo. Vào Khu du lịch Phố Dừa, chúng tôi được một “cò” nam cho biết giá thuyền thúng 300.000 đồng/thúng. Không chấp nhận giá đó, tôi thả bộ đến gần sát bến thúng và được anh S. - chủ một doanh nghiệp, bước đến mời mọc lên thúng với giá 200.000 đồng. Thấy chúng tôi ngần ngừ không muốn đi, một lúc sau anh S. hạ giá còn 150.000 đồng/thúng. Lan man hỏi chuyện, anh S. chia sẻ: “Việc chào giá, ai chào được giá cao thì hưởng nhiều chứ hiện không có quy định giá thống nhất. Tôi cũng tùy vào tình hình khách đông hay vắng mà chào giá để có lợi nhất”.
Trong vai du khách, tôi đến tham quan rừng dừa Bảy Mẫu vào hai ngày của tuần đầu tháng 8. Từ xa, đã có thể dễ dàng nhận ra các “cò” du lịch chạy xe máy vòng qua, đảo lại để bắt khách ngay từ những con đường vào rừng dừa. Qua khỏi cầu Cửa Đại và bắt đầu đi sâu vào rừng dừa, vừa đến nơi được gọi là bãi giữ xe chúng tôi đã thấy tình trạng “ùn tắc giao thông” khi đủ loại phương tiện dừng, chạy hỗn loạn. Đến đoạn đường hẹp, ô tô không vào được nữa, chúng tôi xuống xe và theo chân đoàn người bộ hành xuống thẳng bến thuyền thúng. Khách đi theo đoàn được các công ty du lịch thỏa thuận giá cả với doanh nghiệp thì họ được đưa nhanh xuống thúng chèo đi tham quan. Còn khách lẻ hoặc gia đình tự đi thì sẽ gặp rất nhiều “cò” chạy theo chào mời chèo kéo. Vào Khu du lịch Phố Dừa, chúng tôi được một “cò” nam cho biết giá thuyền thúng 300.000 đồng/thúng. Không chấp nhận giá đó, tôi thả bộ đến gần sát bến thúng và được anh S. - chủ một doanh nghiệp, bước đến mời mọc lên thúng với giá 200.000 đồng. Thấy chúng tôi ngần ngừ không muốn đi, một lúc sau anh S. hạ giá còn 150.000 đồng/thúng. Lan man hỏi chuyện, anh S. chia sẻ: “Việc chào giá, ai chào được giá cao thì hưởng nhiều chứ hiện không có quy định giá thống nhất. Tôi cũng tùy vào tình hình khách đông hay vắng mà chào giá để có lợi nhất”.
Đọt dừa non bị bứt làm quà lưu niệm
Đồng ý với giá cuối cùng anh S. đưa ra, tôi xuống thúng và bắt đầu xuôi theo dòng người tham quan rừng dừa. Người chèo thuyền thúng tên Đ. cho biết: “Hơn một năm trước, việc đón khách du lịch vào đây còn rất nền nếp, nhưng nửa năm trở lại đây, tình hình trở nên bát nháo vì chưa đạt thỏa thuận được một mức giá chung. Có người chào giá 250.000 đồng, khách đồng ý chuẩn bị xuống thúng thì có người khác đứng sau lưng khều nhẹ khách “150.000 đồng/thúng, đi không?”. Khách đổi ý, vậy là các chủ thúng chửi nhau, đánh nhau”.
Chiếc thúng chèo đưa chúng tôi ra giữa sông rồi luồn sâu vào các con lạch nhỏ ven theo rừng dừa nước. Phía trước, không biết xảy ra chuyện gì mà những người chèo thúng cãi nhau to tiếng trong lúc đang chở khách. Ông Đ. cho biết: “Thường thì các doanh nghiệp cử ra một người “có máu mặt” gọi là tổ trưởng để can thiệp, dàn xếp khi có mâu thuẫn. Người này cũng chèo thúng chở khách và có thêm nhiệm vụ điều hành nhóm và cảnh báo khi phát hiện có điều bất thường. Ngay cả chuyện khách quay phim, chụp ảnh nhiều cũng không cho và còn bị hăm dọa coi chừng “cháy” máy...Rừng dừa hay…sàn nhảy? Trên bến thuyền thúng khi nãy đã nghe tiếng người, tiếng nhạc ầm ầm, cứ tưởng như đang ở… sàn nhảy công cộng vậy. Giờ xuôi chèo dưới nước cũng nghe ầm vang tiếng nhạc vì chiếc thúng nào cũng được trang bị dàn loa di động công suất lớn để phục vụ du khách, mặc dù khách không yêu cầu. Cứ như vậy, từng đoàn thuyền thúng len lỏi trong rừng dừa nước với tiếng nhạc xập xình, inh ỏi “khuấy đảo” cả vùng sinh thái mà du khách muốn thưởng ngoạn.
Mở nhạc với công suất lớn, nhún nhảy và xoay chèo
Ông Đ. tâm sự: “Các chủ doanh nghiệp trang bị dàn âm thanh trên thúng vì cho rằng có nhạc khách mới thích, nhất là khách Hàn Quốc, Trung Quốc. Người chèo thúng vừa chèo vừa lắc lư hát theo nhạc hay vung mái chèo lên… múa càng nhiệt tình thì được tiền “bo” càng nhiều”. Khi được hỏi việc này chính quyền địa phương có cho phép hay không, ông Đ. nói: “Đâu ai cho vừa chèo vừa múa, nguy hiểm lắm vì đâu phải dân múa chuyên nghiệp, lỡ tay vung mái chèo trúng khách thì sao hoặc nhún nhảy rất dễ bị lật thúng. Tuy nhiên, chủ thúng lo hết rồi nên cấm cứ cấm, nhạc cứ mở, nếu gặp “chiến dịch” kiểm tra thì bị thu dàn loa và nộp phạt 3 triệu đồng”.
Thiết nghĩ, việc hoạt động bát nháo và mở nhạc ầm vang trên sông trong rừng dừa sinh thái thì chẳng còn ý nghĩa của du lịch sinh thái tự nhiên. Chúng tôi đem trăn trở này đến giãi bày với lãnh đạo địa phương. Địa phương nói gì? Khoảng 15 giờ 30, chúng tôi đến trụ sở UBND xã Cẩm Thanh nhưng không có lãnh đạo nào trực ở đây. Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Hùng Linh, Phó Chủ tịch xã Cẩm Thanh, cho biết: “Hiện không còn tình trạng mở nhạc trên thúng nữa. Ngày nào xã cũng cử người xuống kiểm tra”. Khi chúng tôi phản ánh những gì “tai nghe mắt thấy” thì ông Linh lại nói: “Không cho mở nhạc là vận động thôi chứ không có quy định cụ thể nào nên chưa xử lý họ được”. Ông Linh khẳng định chiều nào cũng đi kiểm tra, chỉ có hôm nay (ngày 4-8) bận họp giao ban nên không kiểm tra được. “Đã có quy định hành khách phải mặc áo phao khi đi thúng; nếu vi phạm, chủ thúng sẽ bị phạt. Hiện TP Hội An đang tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, bến bãi, nhà đón khách và khu vệ sinh công cộng. Riêng giá thuyền thúng chưa có quy định cụ thể mà để người dân tự hiệp thương với du khách, nên địa phương không kiểm soát được giá”, ông Linh nói thêm. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, ông Sơn cho biết: “Hiện du lịch ở khu rừng dừa rất sôi động. Địa phương sẽ sắp xếp lại và tổ chức bán vé, còn hiện nay dưới đó vẫn hoạt động tự phát. Có nội quy cấm mở nhạc, cấm bẻ lá trong rừng dừa, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền và tịch thu dàn loa”. Nhưng qua quan sát của chúng tôi, tình trạng bứt đọt dừa, lá dừa non để làm đồ lưu niệm tặng du khách đi thúng còn rất vô tư. Nhiều du khách trên thúng không mặc áo phao, kể cả người chèo thúng. Rừng dừa Bảy Mẫu là khu du lịch sinh thái nổi tiếng và được công nhận di tích cấp tỉnh nhưng đang hoạt động bát nháo, mất trật tự. Trong khi lãnh đạo địa phương lại có những ý kiến trái ngược về phương thức quản lý dịch vụ, quản lý tài nguyên di tích. Thiết nghĩ TP Hội An cần quan tâm và có sự chấn chỉnh bài bản để nơi đây thực sự là điểm đến thân thiện với môi trường, đáp ứng đúng nhu cầu “du lịch sinh thái” của đông đảo du khách gần xa.
Hiện khu rừng dừa sinh thái này có hơn 500 thúng chèo nhưng cũng có lúc thiếu thúng vì khách quá đông. Những người chèo giỏi lắm được 4 - 5 chuyến/ngày nhưng chỉ hưởng lương tháng từ các chủ doanh nghiệp, trung bình 3 triệu đồng/tháng và thúng phải tự sắm chứ không được chủ trang bị. Ông Đ. trải lòng: “Dân nghèo như tụi tui phải vắt kiệt sức mới có thể trang trải cuộc sống gia đình. Còn dựa vào tài nguyên sẵn có, các doanh nghiệp khai thác triệt để