Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường có thể vui vẻ đón xuân mà không còn phải đau đáu nỗi lo sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe do lối sinh hoạt khác thường mỗi dịp Tết đến, xuân về?
“Sẵn sàng” về sức khỏe
Để vui vẻ đón xuân, người bệnh tiểu đường cần chủ động chuẩn bị và trong tình trạng “sẵn sàng” về sức khỏe. Người bệnh cần đến bệnh viện khám để kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt quan tâm các chỉ số đường huyết, huyết áp, nhịp tim, nếu phát hiện có bất thường phải liên hệ ngay với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn. Trước Tết, người bệnh cũng nên trao đổi với chuyên gia để đưa ra một chế độ dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý, thời gian biểu phù hợp trong những ngày Tết.
Ngày Tết có nhiều sinh hoạt bất thường nên người bệnh nên xét nghiệm máu vào các thời điểm trong ngày. Nếu đường máu đo được khi đói từ 4-6mmol/l; sau ăn 2 giờ là 8-10mmol/l thì người bệnh có thể yên tâm hơn để “ăn Tết” vui vẻ.
Người bệnh cũng cần mua thuốc dự trữ cho mình trước Tết để tránh tình trạng phải dừng uống do hết thuốc mà các nhà thuốc chưa mở cửa. Nếu lỡ hết thuốc mà không thể mua được, nên ăn ít hơn mọi ngày một chút và chia ra nhiều bữa hơn để giúp cho đường máu không tăng quá cao trong vòng vài ngày.
Vui xuân mới không quên… “kiềng 3 chân”
Dù hòa nhịp vào không khí vui vẻ, sôi động của dịp Tết, người bệnh vẫn cần lưu ý không được bỏ quên chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và điều trị thuốc. Người bệnh nên hạn chế các đồ ngọt, đồ béo, ăn nhiều trái cây, rau củ quả và tham khảo ý kiến bác sĩ để thiết kế thực đơn an toàn cho ngày Tết.
Ngày Tết, người bệnh cũng vẫn nên duy trì thói quen đi bộ (ít nhất 30 phút), nếu không tập được thì có thể thay thế bằng các công việc chân tay, dọn dẹp trong nhà, tránh ngồi nhiều xem tivi, tiếp khách, ăn uống. Không nên tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngày Tết có cường độ cao vì người bệnh, đặc biệt bệnh nhân tiêm insulin có nguy cơ hạ đường huyết trong và sau khi tập luyện.
Việc duy trì dùng thuốc đều đặn là vô cùng quan trọng vì nguy cơ tăng đường huyết trong ngày Tết tăng rất cao. Người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, tự kiểm tra đường huyết để có hướng xử trí thích hợp. Trong trường hợp đi chơi, người bệnh nên luôn mang thuốc theo mình và uống thuốc, tiêm insulin đúng giờ.
Dây thìa canh có công dụng ổn định đường huyết, giảm mỡ máu xấu, giúp người tiểu đường ăn kiêng dễ dàng hơn
Đồng thời, kết hợp với việc dùng thuốc tây, người bệnh nên đều đặn sử dụng sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược dây thìa canh với tên gọi Diabetna để giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của “sát thủ” tiểu đường. Diabetna còn có công dụng rất hữu hiệu trong việc giúp người bệnh tiểu đường ăn uống dễ dàng hơn bởi chúng có ưu thế vượt trội trong việc ngăn cản hấp thu đường từ ruột vào máu, nhờ đó giúp kiểm soát đường huyết sau ăn.
Sử dụng Diabetna thường xuyên phối hợp với thuốc tây, người bệnh có thể ăn uống nhiều hơn bình thường một chút trong dịp Tết mà không lo đường huyết trồi sụt thất thường. Trước các bữa tiệc không thể không tham gia, bệnh nhân có thể tăng liều trước bữa ăn (4 viên/lần) để giảm hấp thu tối đa lượng đường sau ăn. Tuy nhiên, người bệnh cũng lưu ý không nên lạm dụng sản phẩm mà ăn uống quá độ (tối đa 1-2 lần/tuần).
Các thức ăn ngày Tết thường chứa nhiều cholesterol, nhiều tinh bột, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các biến chứng như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Sử dụng sản phẩm chiết xuất từ dây thìa canh sẽ giúp ngăn cản hấp thu glucose, tăng bài tiết cholesterol nên sẽ hạn chế được tối đa những biến chứng thường gặp trong ngày Tết.
KIM VÂN
| |