Có thể nói, kỳ họp Quốc hội đã hoàn tất những nội dung quan trọng. Đã thông qua những dự án luật quan trọng như Luật An ninh mạng, Luật Tố cáo sửa đổi; đã thảo luận các dự luật quan trọng như: Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi; Luật Giáo dục sửa đổi... Quốc hội cũng đã hoàn thành chức năng giám sát của mình với việc công bố kết quả giám sát về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đề ra chương trình giám sát tối cao trong năm 2019. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã chất vấn các nội dung liên quan đến 4 lĩnh vực: GTVT, TN-MT, GD-ĐT, LĐTB-XH. Đây đều là những vấn đề nóng của xã hội.
Các phiên chất vấn kỳ này đổi mới với cách thức hỏi nhanh - đáp gọn đã diễn ra trong không khí dân chủ, sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, có kết quả tích cực, được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cử tri đồng tình, đánh giá cao. Thông qua chất vấn, cử tri và nhân dân cả nước hy vọng tới đây những vấn đề bức xúc thời gian qua như BOT giao thông, hơn 200.000 sinh viên thất nghiệp, quản lý đất đai... đều sẽ được giải quyết đến nơi đến chốn.
Các phiên chất vấn kỳ này đổi mới với cách thức hỏi nhanh - đáp gọn đã diễn ra trong không khí dân chủ, sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, có kết quả tích cực, được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cử tri đồng tình, đánh giá cao. Thông qua chất vấn, cử tri và nhân dân cả nước hy vọng tới đây những vấn đề bức xúc thời gian qua như BOT giao thông, hơn 200.000 sinh viên thất nghiệp, quản lý đất đai... đều sẽ được giải quyết đến nơi đến chốn.
Phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các Phó Thủ tướng: Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nội vụ... cũng đã làm sáng rõ nhiều vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Các thành viên Chính phủ đã đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết tâm tạo sự chuyển biến trong thời gian tới. Qua đó, cử tri và nhân dân cả nước ghi nhận sự nghiêm túc cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ đối với chỉ đạo điều hành, khắc phục được những tồn tại, hạn chế; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Vấn đề còn lại là trong thời gian tới, tinh thần đó, trách nhiệm đó, những cam kết đó sẽ được thể hiện ra sao. Sẽ cần phải có quyết tâm cao hơn, giải pháp đột phá hơn, tạo sự chuyển biến thiết thực, hiệu quả trong thời gian tới thì Chính phủ mới đáp ứng kỳ vọng của cử tri, nhân dân.
Kỳ họp này cũng sẽ “đáng nhớ” khi Chính phủ, Quốc hội đã quyết định lùi thời hạn thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, cũng như khẳng định sẽ điều chỉnh một số nội dung về dự án luật mà người dân đặc biệt quan tâm. Có thể nói, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, ý kiến của ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau. Nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm. Thời gian thông qua dự án luật này cũng được lùi lại để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân. Dù đã có sự điều chỉnh kịp thời như vậy, nhưng thực tế đã diễn ra sự việc đáng tiếc. Việc tụ tập đông người tại một số địa phương trong các ngày 10 và 11-6, nhất là việc gây rối, quá khích diễn ra ở Bình Thuận đã để lại những hậu quả rất xót xa, thiệt hại nặng nề. Qua đó cho thấy, việc Quốc hội, ĐBQH đang bàn ở hội trường đã lan tỏa trong đời sống nhân dân. Chỉ đáng tiếc lòng yêu nước của người dân đã bị kẻ xấu lợi dụng.
Như ý kiến nhiều ĐBQH đã nhận định, dù đằng sau vụ việc ở Bình Thuận chắc chắn có bàn tay phá hoại của kẻ xấu, nhưng sự việc này cũng là một bài học về công tác làm luật. Bài học lớn trong việc này là trong quá trình xây dựng luật chưa lấy được hết ý kiến của nhân dân, đặc biệt là những tổ chức xã hội nghề nghiệp, chuyên gia. Điều đó tạo thành bức xúc không đáng có khi chúng ta xây dựng luật về đặc khu. Chúng ta đã không dự báo được điều đó, không có những thông tin đầy đủ. Vì vậy, mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã hết sức nỗ lực lắng nghe ý kiến nhân dân, đã có những giải pháp kịp thời, thích đáng… nhưng vẫn không ngăn được sự việc xảy ra. Đây là bài học lớn cho cơ quan lập pháp, trong đó có Quốc hội khi xây dựng luật mà chắc chắn trong thời gian tới, khi xây dựng các dự án luật quan trọng, nhạy cảm, công tác làm luật sẽ phải được chuẩn bị chu đáo hơn.
Một kỳ họp khép lại, cử tri và nhân dân lại trông đợi sự chuyển biến nhanh, hiệu quả trên các lĩnh vực chứ không phải vẫn là tình trạng “vẫn còn nhiều vấn đề nổi lên, một số nội dung đã được Quốc hội chất vấn giám sát nhưng chuyển biến còn chậm, chưa đạt yêu cầu như mong đợi” như Chủ tịch Quốc hội kết luận tại phiên chất vấn kỳ họp này. Để có sự chuyển biến nhanh, đòi hỏi các tư lệnh ngành, các thành viên Chính phủ phải quyết tâm cao hơn, giải pháp đột phá hơn trong việc biến các nghị quyết của Quốc hội thành hành động, thể hiện trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước nhân dân, xứng đáng với nhiệm vụ và niềm tin mà nhân dân giao phó.
Kỳ họp này cũng sẽ “đáng nhớ” khi Chính phủ, Quốc hội đã quyết định lùi thời hạn thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, cũng như khẳng định sẽ điều chỉnh một số nội dung về dự án luật mà người dân đặc biệt quan tâm. Có thể nói, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, ý kiến của ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau. Nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm. Thời gian thông qua dự án luật này cũng được lùi lại để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân. Dù đã có sự điều chỉnh kịp thời như vậy, nhưng thực tế đã diễn ra sự việc đáng tiếc. Việc tụ tập đông người tại một số địa phương trong các ngày 10 và 11-6, nhất là việc gây rối, quá khích diễn ra ở Bình Thuận đã để lại những hậu quả rất xót xa, thiệt hại nặng nề. Qua đó cho thấy, việc Quốc hội, ĐBQH đang bàn ở hội trường đã lan tỏa trong đời sống nhân dân. Chỉ đáng tiếc lòng yêu nước của người dân đã bị kẻ xấu lợi dụng.
Như ý kiến nhiều ĐBQH đã nhận định, dù đằng sau vụ việc ở Bình Thuận chắc chắn có bàn tay phá hoại của kẻ xấu, nhưng sự việc này cũng là một bài học về công tác làm luật. Bài học lớn trong việc này là trong quá trình xây dựng luật chưa lấy được hết ý kiến của nhân dân, đặc biệt là những tổ chức xã hội nghề nghiệp, chuyên gia. Điều đó tạo thành bức xúc không đáng có khi chúng ta xây dựng luật về đặc khu. Chúng ta đã không dự báo được điều đó, không có những thông tin đầy đủ. Vì vậy, mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã hết sức nỗ lực lắng nghe ý kiến nhân dân, đã có những giải pháp kịp thời, thích đáng… nhưng vẫn không ngăn được sự việc xảy ra. Đây là bài học lớn cho cơ quan lập pháp, trong đó có Quốc hội khi xây dựng luật mà chắc chắn trong thời gian tới, khi xây dựng các dự án luật quan trọng, nhạy cảm, công tác làm luật sẽ phải được chuẩn bị chu đáo hơn.
Một kỳ họp khép lại, cử tri và nhân dân lại trông đợi sự chuyển biến nhanh, hiệu quả trên các lĩnh vực chứ không phải vẫn là tình trạng “vẫn còn nhiều vấn đề nổi lên, một số nội dung đã được Quốc hội chất vấn giám sát nhưng chuyển biến còn chậm, chưa đạt yêu cầu như mong đợi” như Chủ tịch Quốc hội kết luận tại phiên chất vấn kỳ họp này. Để có sự chuyển biến nhanh, đòi hỏi các tư lệnh ngành, các thành viên Chính phủ phải quyết tâm cao hơn, giải pháp đột phá hơn trong việc biến các nghị quyết của Quốc hội thành hành động, thể hiện trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước nhân dân, xứng đáng với nhiệm vụ và niềm tin mà nhân dân giao phó.