Bình Điền đồng hành cùng nhà nông khảo nghiệm các chế phẩm mới

Bình Điền đang khảo nghiệm các chế phẩm Nano, các chủng vi sinh sử dụng riêng lẻ hay phối trộn vào phân NPK của công ty đã cho kết quả không kém các chế phẩm Agrotain hay Avail đã từng thương mại nhiều năm trong sản xuất...

Bình Điền có loại phân mặn phèn dùng bón lót hiện đang sử dụng trong chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”. Ảnh: PHAN NAM
Bình Điền có loại phân mặn phèn dùng bón lót hiện đang sử dụng trong chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”. Ảnh: PHAN NAM

Phân có thương hiệu Đầu Trâu chính thức ra mắt bà con nông dân từ năm 1976. Ban đầu, công thức phối trộn các loại phân Đầu Trâu theo cách làm của các công ty lớn trên thế giới đang sử dụng, phần lớn đều chú ý pha đủ các chất đa lượng và có một số chất trung hay vi lượng là chính. Về sau, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền nhận thức rằng phân bón là thức ăn của cây trồng, người sản xuất phân cần phải biết cây cần gì, khả năng cung cấp của đất được bao nhiêu để pha chế phân cho phù hợp…

Từ những kết quả thu được trên đồng ruộng đã làm cơ sở để phân Đầu Trâu được bổ sung thêm các chất khác do cây cần, phù hợp với các loại đất khác nhau, ở các vùng sinh thái khác nhau. Từ đó khái niệm phân chuyên dùng đã ra đời. Với cây ăn quả, có AT1, AT2, AT3. Với lúa có Đầu Trâu 997, 998, 999 về sau được cải tiến, rồi rút gọn lại thành 97, 98, 99. Các chủng phân này dùng cho vùng ĐBSCL và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Còn ở miền Bắc có phân Đầu Trâu L1, L2. Với cây bắp (ngô) có BA1, BA2, BA3 dùng cho các tỉnh miền Nam. Ở miền Bắc có Ngô 1, Ngô 2.

Không dừng lại các chủng loại phân này, Bình Điền liên tiếp cho ra đời các thế hệ phân mới dùng cho lúa, ngô, mía, cây ăn quả, cây chè, cà phê, thanh long, cao su, điều, rau màu các loại. Tuy nhiên, trong sản xuất rộng, hiện tượng sử dụng phân của nhiều bà con chưa hợp lý. Việc lạm dụng phân, nhất là phân đạm dẫn đến nhiều hệ lụy cả cho người sản xuất và cả cho môi trường sinh thái. Vì vậy, Bình Điền ra sức tìm kiếm các phương cách để làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp bà con nông dân khắc phục được hiện tượng như vậy.

Vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Bình Điền cho ra đời các thế hệ phân mới, đó là phân đạm hạt vàng 46A+ sử dụng chế phẩm Agrotain bọc cho phân đạm để làm giảm thất thoát chất N, và về sau là phân DAP Avail, sử dụng chế phẩm Avail bọc cho phân có chứa P như DAP, hay các loại phân P khác cũng giúp tiết kiệm được trên dưới 30% chất P, giống như Agrotain đã giúp tiết kiệm được 30% đạm.

Các loại phân Đầu Trâu NPK TE + Agrotain, Đầu Trâu 215A+, Đầu Trâu NPK A1 + TE hay Đầu Trâu NPK A2 + TE đã xuất hiện. Bón các chủng loại này thực tế đã giúp năng suất cao, hiệu quả do giảm được 20 - 30% đạm và lân, giúp sản phẩm nông nghiệp được an toàn. Vì vậy, đã được Cục Trồng trọt cho phép sử dụng rộng rãi trong các mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Vậy phân Đầu Trâu từ nay về sau sẽ có thế hệ nào mới? Câu trả lời là đã có và nhất định phải có. Vì xu hướng phát triển của sản xuất không ngừng đòi hỏi phải cải tiến. Trên phạm vi thế giới, theo tính toán của Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA) thì từ nay đến năm 2030, sản lượng phân bón vô cơ của thế giới cần tăng lên khoảng 38% so với năm 2010, trong đó kali tăng đến 80%. Trong lúc đó nguyên liệu để sản xuất ra các loại phân khoáng đang ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc tìm kiếm các phương cách làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng nói chung là chiến lược không chỉ riêng nước nào, châu lục nào mà là chiến lược chung cho cả thế giới.

Phân Đầu Trâu NPK TE + Agrotain giúp năng suất tăng cao do giảm được 20-30% đạm và lân
Ở Việt Nam hướng này càng cần phải được coi trọng. Bình Điền đang tích cực khảo nghiệm nhiều chủng loại chế phẩm mới nhằm tăng giá trị của phân bón, giảm số lượng phân dùng mà vẫn bảo đảm năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Thế giới đang hướng vào tìm kiếm các chế phẩm để chế phân nhả chậm, nhả chậm có kiểm soát, đồng thời cũng tìm kiếm các chế phẩm để làm tăng giá trị gia tăng của phân bón.

Về bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đất, Bình Điền đã có loại phân mặn phèn dùng bón lót hiện đang sử dụng trong chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” và đã nhận được sự đồng thuận của bà con trồng lúa. Loại cải tạo độ phì của đất trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cây ăn quả và các loại rau màu như chế phẩm phục hồi rễ tiêu. Qua một năm khảo nghiệm ở Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đã thu được kết quả tốt. Loại vi lượng thông minh đang chuẩn bị trình làng trong mùa vụ sắp tới. Đây là loại chế phẩm thông minh đã được khảo nghiệm ở cả miền Bắc và miền Nam mang lại hiệu quả cao.

* GS.TS Mai Văn Quyền: “Bình Điền đang khảo nghiệm các chế phẩm Nano, các chủng vi sinh sử dụng riêng lẻ hay phối trộn vào phân NPK của công ty đã cho kết quả không kém các chế phẩm Agrotain hay Avail đã từng thương mại nhiều năm trong sản xuất. Chỉ cần bổ sung các chế phẩm này khoảng 2 - 3‰ vào phân là có thể mang lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng từ 8 - 22%, đặc biệt là tiết giảm được 20 - 30% lượng phân bón. Hiện các loại phân có bổ sung các chế phẩm này đã có mặt trong các chủng loại phân Đầu Trâu tại Nhà máy Bình Điền Ninh Bình và được đông đảo khách hàng các tỉnh miền Bắc hưởng ứng. Bà con nên tìm kiếm để sử dụng”.
Bình Điền đồng hành cùng nhà nông khảo nghiệm các chế phẩm mới ảnh 2 TGĐ Lê Quốc Phong (thứ 2 từ trái qua) cùng các chuyên gia kiểm tra chất lượng phân bón trước khi đưa ra thị trường  

Tin cùng chuyên mục