(SGGPO).- Việt Nam đã gia nhập WTO và tham gia các Hiệp định TPP nên việc triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp sẽ phảinhanh chóng và minh bạch. Đồng thời, khâu lựa chọn đối tác chiến lược lâu dàicũng phải hết sức cẩn trọng.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động do Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Hội nghị Tái cơ cấu DNNN 2014-2015 với sự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã đưa ra bốn cơ sở nền tảng giải thích cho việc Bộ TT&TT quyết định trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổ chức lại Công ty VMS MobiFone thành mô hình Tổng công ty.
1-Mục tiêu của việc tái cơ cấu thị trường viễn thông là phải "Hình thành 3-4 Tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa...", từng bước làm chủ thị trường trong nước, vươn ra quốc tế.Hiện tại, thị trường trong nước đang có 2 Tập đoàn lớn là Viettel và VNPT. Bộ TT&TT nhận thấy cần phải hình thành MobiFone thành một Tổng công ty để đảm bảo đúng Quy hoạch thị trường của Chính phủ.Nếu để một công ty đấu với hai Tập đoàn lớn thì sẽ không thể có sự cạnh tranh lành mạnh và hình thành thế chân vạc cho thị trường viễn thông đang rất sôi động.
2-Các tiêu chí thành lập Tập đoàn, Tổng công ty lớn như việc quy định vốn điều lệ các Tổng công ty là trên 1800 tỷ đồng. Các Tập đoàn cần có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên, hoạt động có lãi ba năm liên tục...Soi chiếu các điều kiệu đó với MobiFone thì có thể thấy, vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện trên 12.000 tỷ đồng, liên tục là 1 trong 5 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm và cũng đã vươn ra thị trường nước ngoài.
3-Sau khi tách ra độc lập, MobiFone chỉ kinh doanh mỗi dịch vụ viễn thông thì sẽ không đủ điều kiện để cạnh tranh ngay, ngang bằng cùng các Tập đoàn khác. Do đó, Bộ TT&TT sẽ cấp thêm giấy phép để MobiFone kinh doanh thêm các lĩnh vực khác như hạ tầng... để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh di động.
4- Để cổ phần hóa thành công thì việc đưa doanh nghiệp này lên một tầm cao mới sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu. Việc cấp phép kinh doanh các lĩnh vực khác hẳn giúp cải thiện giá trị cho một doanh nghiệp đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cổ phần hóa là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt và các bộ ngành đang tích cực thực hiện. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty, Bộ TT&TT sẽ trình ngay đề án cổ phần hóa. Về nguyên tắc, khi đã gia nhập WTO và tham gia các Hiệp định thương mại như TPP thì quá trình cổ phần hóa sẽ phải tiến hành minh bạch, rõ ràng... Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần VMS, ngoài ra chắc chắn cũng sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước... Việc lựa chọn đối tác chiến lược sẽ phải tiến hành công khai, minh bạch.
Sau một thời gian triển khai các quyết định tái cơ cấu tại VNPT và MobiFone, Bộ TT&TT đã bước đầu điều chỉnh đối với hoạt động, mô hình tổ chức của hai doanh nghiệp này theo hướng chuyên biệt hóa, chuyên môn hóa. Kết quả kinh doanh của cả VNPT lẫn MobiFone trong 9 tháng đầu năm đều có tín hiệu tích cực khi tính đến thời điểm này đều đã hoàn thành 70-80% kế hoạch của năm, nhiều khả năng sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng tốt về lợi nhuận.
Trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế, Viettel đã và đang vươn ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường và đầu tư thành công ở một số nước như: Campuchia, Lao, Haiti, Peru, Mozambique,…Riêng tại Haiti chỉ 02 tháng đầu khai trương Natcom đã thu về 500.000 thuê bao. Con số mơ ước cho các doanh nghiệp viễn thông VN!
Bây giờ, thời điểm vừa chín muồi! những áp lực từ bên ngoài có điểm đặc biệt thấy rõ, đó là Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP- dự kiến ký cuối năm). TPP giống như một cơ hội, nhưng cũng như một áp lực lớn đòi hỏi VN phải thay đổi rất mạnh.Hai áp lực đó cộng hưởng với nhau tạo thành nhu cầu thúc bách đổi mới nền kinh tế. Cho đến nay, sau bao năm vật lộn với cách thức đổi mới mô hình tăng trưởng, hiện thực cho thấy rõ đã có sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống Đảng và Chính quyền các cấp. Đặc biệt, Bộ TT&TT đã khởi động lộ trình hợp lý, hiệu quả, bước đầu đã có tín hiệu tích cực phát ra trong quá trình tái cơ cấu DNNN được dư luận quan tâm và đồng thuận.
TS Lưu Hoàng Vân (Bộ TT&TT)