Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cuối tháng 11 công bố báo cáo cảnh báo các nước đang phát triển ở châu Á sẽ phải đối mặt nguy cơ khủng hoảng chưa từng thấy về nguồn nước trong một vài thập niên tới, nếu không thực hiện các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên quý giá này.
Khủng hoảng lịch sử
![]() |
Nước thải không được xử lý đe dọa nguồn nước sạch |
Báo cáo “Triển vọng phát triển nguồn nước châu Á 2007”, được văn phòng ADB tại Manila (Philippines) tổng hợp, cho biết, đến nay, các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nước đang phát triển trong khu vực vẫn chưa chú trọng đầy đủ tới cách thức cung cấp nước, quản lý nước thải và chống nạn ô nhiễm nước. Nguồn nước thải từ các thành phố thường được đổ thẳng ra sông, hồ hoặc biển mà không qua xử lý hoặc xử lý rất ít, làm ô nhiễm môi trường nặng nề và gây ra nhiều vấn đề xấu cho sức khỏe cộng đồng.
Giáo sư Asit K. Biswas – trưởng nhóm chuyên gia quốc tế soạn thảo báo cáo – chỉ ra rằng: Nếu xu hướng xấu hiện nay tiếp tục diễn ra, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ đối mặt nguy cơ “khủng hoảng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại” về quản lý chất lượng nguồn nước. Nguy cơ nhiễm bẩn ngày càng cao và làm cho hoạt động cung cấp nước sạch ngày một đắt đỏ hơn. Chính phủ các nước cần nhanh chóng xây dựng các công trình xử lý nước thải để giảm mức độ ô nhiễm nước báo động hiện nay. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tại các nước đang phát triển ở châu Á có xây dựng thêm các cơ sở xử lý gấp 4 lần thì cũng mới giải quyết được 50%-60% lượng nước thải.
Quản lý là giải pháp hàng đầu
Từ nay đến năm 2010, mỗi năm ADB cung cấp khoảng 2 tỷ USD tín dụng cho các chương trình cải cách và phát triển năng lực quản lý tại các khu vực nông thôn và đô thị tại châu Á. |
Các thành phố như Dhaka (Bangladesh), Jakarta (Indonesia) và Karachi (Pakistan) là những ví dụ điển hình về ô nhiễm môi trường do tốc độ đô thị hóa nhanh. Tiếp theo công cuộc công nghiệp hóa, sự tăng trưởng dân số và khí hậu trái đất thay đổi cũng có thể là những nhân tố gây sức ép rất lớn lên các nguồn nước trong khu vực.
Theo giáo sư Asit K. Biswas, việc thực hiện các chính sách và những quy định đúng trong quản lý nguồn nước vẫn là yếu tố cốt lõi, phải được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, ông cũng tin tưởng rằng, hiện châu Á có đủ kiến thức, công nghệ và nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề liên quan hiện nay và trong tương lai. Dù đương đầu với những thách thức lớn, nhưng châu Á đã có một số thành công trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, hệ thống quản lý nguồn nước của Singapore được xem là một trong những hệ thống hiệu quả nhất thế giới.
ANH VĂN (theo PR-Inside.com)
Các tin, bài viết khác
-
ĐBSCL: Cá tra đột ngột giảm giá, người nuôi kêu trời
-
Chiều nay, xin ý kiến Bộ Xây dựng xử lý các sự cố do xây dựng cao ốc Pacific
-
“Hai không” trong giáo dục - “Chuẩn” cho cả trò và thầy
-
Năm Du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008: Độc đáo, hấp dẫn đêm khai mạc
-
Argentina: Phát hiện mỏ dầu trên 100 triệu thùng
-
Một vệ tinh do thám sắp rơi
-
Pháp: “Kế hoạch 300” thúc đẩy kinh tế
-
Tranh cử tổng thống Mỹ tại Nam Carolina: Obama thắng nhờ cộng đồng da đen
-
Al-Qaeda từng có kế hoạch tấn công khắp châu Âu
-
Israel phản đối Thổ Nhĩ Kỳ