
Kết thúc năm 2006 nhưng vụ ông Giã Hoàng Nhựt kiện Viện Kiểm sát (VKSND) tỉnh Cà Mau vẫn chưa có hồi kết. Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên hủy án sơ thẩm và đợi khi nào ông Nhựt được VKSND Tối cao có văn bản trả lời buộc VKSND tỉnh xin lỗi thì mới xử lại từ đầụ
Đây là vụ án gây chấn động dư luận trong giới làm luật của cả nước, mặc dù đủ điều kiện buộc phải xin lỗi người dân nhưng tòa vẫn tuyên hủỵ Và bây giờ, gia đình ông Nhựt vẫn sống trong sự đợi chờ…
- Chuyện sáu tháng trước

Anh Giã Hoàng Nhựt bên đống hồ sơ đi kiện
Ảnh: C.A.D
“Nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”. Cả phòng xử án của Tòa án nhân dân TP Cà Mau im lặng đến nghẹt thở. Thẩm phán Ninh Quang Thế giữ quyền chủ tọa phiên tòa, tuyên án sơ thẩm: “…VKSND tỉnh Cà Mau phải trực tiếp xin lỗi cải chính công khai tại nơi anh Nhựt cư trú là khóm 4, P5 TP Cà Mau và đăng cải chính 3 số liên tiếp trên các số báo trung ương và địa phương về việc ông Nhựt bị truy tố oan”.
Tiếng vỗ tay vỡ òạ Tôi hòa vào dòng người chen lấn đến chúc mừng khi anh ra hành lang. Một phiên tòa thật lạ, thật đồng nhất. Đồng nhất bởi chỉ có tiếng vỗ tay, những nụ cười rạng rỡ... Hôm ấy là ngày 21-7-2006.
Trong căn nhà cấp 4 ở một con hẻm nhỏ trên đường Bùi Thị Trường, chị Dương Thị Thậm, vợ anh Giã Hoàng Nhựt, người thắng kiện trong vụ kiện hy hữu: kiện Viện KSND tỉnh Cà Mau đòi một lời xin lỗi, vẫn cuống cuồng trong niềm hân hoan.
Chị bảo: “Sung sướng quá nên chỉ nhớ mỗi chuyện mình vừa được công nhận là một người trong sạch thôị Mọi người gọi điện chúc mừng tới tấp, chị mừng quá!”.
Chị giở lại những chồng hồ sơ. Những giọt nước mắt lăn dàị Bốn năm khổ ải, gia đình ly tán, giờ mới có được thời khắc nàỵ Anh bảo “vậy mà cũng có nhiều lúc sướng”.
Năm 2000, bà Năm khoai lang ở TP Cà Mau, có con bị giết ở Đan Mạch, đến nhờ anh tư vấn về những thủ tục pháp lý, bởi công ty bảo hiểm bên ấy không đồng ý trả tiền và đưa di cốt con của bà về Việt Nam.
Đấu tranh mãi rồi cũng thắng. Tòa án bên ấy xử công ty bảo hiểm phải trả tiền và bà Năm nhận tro cốt con trai vào đúng lúc giao thừạ Đó là ngày anh chị nhớ nhất.
Bốn năm trước, tai họa cũng bắt đầu từ việc anh Nhựt “đổi nghề”. Anh bị kiện ngược trong vụ 24 nền nhà mà Công ty Dịch vụ Thương mại Cà Mau bán mấy năm không giao cho chủ.
Anh được nhờ tư vấn luật và tham gia khiếu kiện. Khi đạt được kết quả, họ trả công cho anh như thỏa thuận là 10% giá trị đất đã muạ Chỉ 4 hộ còn lại không trả. Khi anh kiện đòi thì 1 trong 4 hộ đó tố cáo anh lừa đảo.
Ngày 20-3-2002, anh bị khởi tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS. Trong thời gian tại ngoại, anh bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Hai năm một tháng hai mươi ngày, hết bị thẩm vấn lại thui thủi về nhà, sống như cái bóng. Có tháng liên tục bị thẩm vấn, dường như không có ngày chủ nhật.
Phập phồng mãi, chẳng bị kết tộị Cuối cùng, ngày 10-5-2004, ông Viện trưởng VKSND tỉnh Cà Mau ra quyết định đình chỉ bị can đối với anh và kiến nghị xử lý hành chính.
Hơn 1 năm sau chẳng thấy động tĩnh gì, anh mới khởi kiện đòi bồi thường theo Nghị quyết 388 của UBTVQH về bồi thường những người bị oan do cơ quan tố tụng gây ra: chỉ đòi một lời xin lỗi!
- Bao giờ cái kết có hậủ
Không thể hành nghề, không bạn bè, anh gượng dậy với lời khuyên của chị. Anh bảo, đời làm luật ai lại nghĩ mình vướng vạ vào nó, chắc chỉ là tai nạn thôị Bởi trong lịch sử tố tụng Việt Nam, đây là lần đầu tiên luật sư kiện VKS và thắng kiện.
Niềm vui chưa trọn, ngày 29-9-2006, Tòa án nhân dân tỉnh triệu tập phiên xử cấp phúc thẩm. Tòa nghị án giữa buổi xử lâu kỷ lục: hơn 2giờ!
Giây phút này cũng hồi hộp không kém cấp xử trước. Bà Huỳnh Ngọc Ánh, chủ tọa phiên tòa tuyên hủy án sơ thẩm, chờ đến khi nào Viện KSND tối cao có quyết định buộc VKSND tỉnh xin lỗi mà VKSND tỉnh không xin lỗi, khi đó anh Nhựt kiện đòi bồi thường thì mới đúng trình tự thủ tục.
Những người chứng kiến phiên xử thở dài ngán ngẩm với “lộ trình” khi cấp cao hơn theo ngành dọc buộc phải xin lỗi thì VKS tỉnh mới xin lỗị Khi ấy, đã hai năm rõ mười, ai kiện chi nữa .
Chẳng lẽ đến lúc ấy, VKS tỉnh không chịu xin lỗi, anh Nhựt mới có quyền kiện ra toà ( ? ),Viện KSND tối cao cho biết, VKSND tỉnh độc lập chịu trách nhiệm về việc làm của mình theo pháp luật đã quy định.
Anh Nhựt chẳng biết đường nào mà lần, chỉ trông chờ vào kháng nghị giám đốc thẩm của tòa án nhân dân tối cao, nhưng chẳng biết đến bao giờ!
Ngẫm nghĩ, lời xin lỗi đúng chỗ của một cơ quan công quyền sẽ thiệt thòi gì khi mang đến sự an lành cho một gia đình mà mình đã gây ra oan sai ?
…Những ngày này năm hết, tết đến, căn nhà anh Nhựt vắng hoe, chỉ còn mình chị. Đứa con trai nhỏ ở Sóc Trăng, nương nhờ bên ngoạị.
Qua điện thoại, anh bảo, anh đã bỏ nghề ở Cà Mau lâu rồi, bởi nơi đó, anh còn không bảo vệ được chính mình. Giờ anh vẫn ở căn phòng thuê ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh với đứa con trai lớn.
Anh vẫn hành nghề luật sư, con anh vẫn đi học. Và anh vẫn mong cháy lòng về một lời xin lỗi để giải tỏa sự hàm oan, sự nặng nề mà anh phải gánh chịu bao năm, để anh được hành nghề ở góc phố nhà mình, và để gia đình anh đoàn tụ…
Châu Anh Dũng