Chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn

(SGGP).- Sáng 4-12, hội thảo khoa học “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ XIX” do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức diễn ra tại TP Huế đã thu hút nhiều nhà khoa học cả nước tham dự.

(SGGP).- Sáng 4-12, hội thảo khoa học “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ XIX” do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức diễn ra tại TP Huế đã thu hút nhiều nhà khoa học cả nước tham dự.

Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh: Biển đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc... Triều đình nhà Nguyễn đã huy động một lực lượng hùng hậu hàng năm thực thi công vụ ở Hoàng Sa như vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên trên đảo, đo đạc hải trình, cắm cọc tiêu...

Đồng thời, xác lập và khẳng định chủ quyền đối với biển đảo Tổ quốc bằng việc huy động quan chức và ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định hàng năm thực thi công vụ ở Hoàng Sa.

GS-TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định: Đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đầy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào. Khi đánh chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp đã mặc nhiên đặt quyền quản lý của chính quyền đô hộ lên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Người Pháp đã cho xây dựng các đài khí tượng, trạm quan trắc và cắt cử lính đồn trú trên các đảo...

Nhiều tư liệu và những kết quả nghiên cứu mới nhất về chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn của nhóm tác giả đề tài nghiên cứu “Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1885” và của một số nhà nghiên cứu quan tâm đến biển đảo Việt Nam đã được công bố tại hội thảo.

VĂN THẮNG

Tin cùng chuyên mục