Hen phế quản là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam có hơn 5% dân số bị bệnh này. Hen ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của người bệnh do phải nhập viện cấp cứu, nghỉ học, nghỉ việc; đặc biệt có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản
Theo Tây y, hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè. Bốn triệu chứng thường thấy nhất bao gồm:
1. Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra; 2. Ho nhiều; 3. Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt; 4. Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.
Chữa hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền
Hen phế quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). Hen phế quản liên quan trực tiếp tới 3 tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên.
Đúc kết kinh nghiệm trăm năm y học cổ truyền, thuốc hen thảo dược đã được bào chế thành công dưới dạng cao lỏng, điều trị hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền với 3 ưu điểm nổi trội:
Thứ nhất, tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ
Dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành, y học cổ truyền cho rằng hen phế quản là bệnh lý liên quan trực tiếp đến 3 tạng trong cơ thể là Tỳ - Phế - Thận. Cụ thể, chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn dẫn tới khí gây nên hiện tượng khó thở; Tỳ hư, chức năng vận hóa kém không biến thức ăn thành tinh chất để nuôi cơ thể mà lại sinh ra đờm thấp, đờm bị ứ lại ở Phế làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh; tạng Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở, cò cử.
Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền là tập trung vào điều trị gốc bệnh. Một mặt nâng cao chức năng các tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu, mặt khác điều hòa hoạt động giữa các tạng đó. Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm được tiêu trừ và không sinh ra, kích ứng giảm làm ho cũng giảm, từ đó các cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen cũng nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát nữa.
Thứ hai, tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị
Được bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” có tuổi đời cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, những vị thuốc được gia giảm theo bài thuốc để cho hiệu quả điều trị cao nhất. Cụ thể, các vị thuốc Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, tuyên phế, bình suyễn. Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm. Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm. Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái.
Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân”, “Thần”, “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mãn tính, viêm phế quản mãn tính.
Thứ ba, an toàn với người bệnh
Các vị thuốc không gây độc hại với cơ thể, không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên.
Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay thuốc hen thảo dược đã được bào chế dưới dạng sirô hoặc hoàn cứng vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.
Điều trị hen mãn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nội trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn.