Chung tay cùng nạn nhân của môi trường ô nhiễm

Bạn có biết hàng triệu người dân đang phải sống chung với môi trường ô nhiễm? Hàng ngày họ đang phải sử dụng nguồn nước và hít thở bầu không khí chứa đủ loại chất độc hại. Điều đáng nói là những người dân này đã và đang không có sự lựa chọn khác cho chính cuộc sống của mình. Vậy là một người dân trong cộng đồng dân cư, bạn đã và sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu những tác hại của ô nhiễm đối với cuộc sống của họ?
Chung tay cùng nạn nhân của môi trường ô nhiễm

Bạn có biết hàng triệu người dân đang phải sống chung với môi trường ô nhiễm? Hàng ngày họ đang phải sử dụng nguồn nước và hít thở bầu không khí chứa đủ loại chất độc hại. Điều đáng nói là những người dân này đã và đang không có sự lựa chọn khác cho chính cuộc sống của mình. Vậy là một người dân trong cộng đồng dân cư, bạn đã và sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu những tác hại của ô nhiễm đối với cuộc sống của họ?

Tư vấn cho các em nhỏ hiểu thêm về sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện với môi trường

Tư vấn cho các em nhỏ hiểu thêm về sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện với môi trường

99% nguồn nước ngọt đã bị ô nhiễm

Vậy chất thải ô nhiễm phát sinh từ đâu? Từ tự nhiên hay từ hoạt động của xã hội? Và  nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, 80% chất thải ô nhiễm sinh ra từ hoạt động của con người. Tổ chức Liên hiệp quốc cảnh báo, hơn 7 tỷ người trên thế giới đang phải sống 1% nguồn nước ngọt sạch. 99% lượng nước ngọt trên thế giới đã bị đầu độc bởi chất thải ô nhiễm. Trong tương lai không xa, cuộc chiến tranh giành nước ngọt sẽ khốc liệt hơn cả chiến tranh giành nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Riêng tại nước ta, hoạt động sản xuất cũng đang giết chết hệ thống sông, kênh rạch. Và để cải thiện chất lượng nguồn nước, đảm bảo duy trì ổn định nguồn nước sạch cung cấp cho người dân, hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách đã phải chi ra. Cụ thể theo PGS Phùng Chí Sỹ, Viện phó Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường cho biết, hiện khả năng chịu tải chất thải ô nhiễm môi trường tại hệ thống lưu vực sông Đồng Nai đã vượt ngưỡng cho phép. Để chủ động bảo vệ và phát triển bền vững cùng con sông này, đảm bảo nguồn cung ứng nước sạch cho 16 triệu dân sống dọc lưu vực này, ngay từ bây giờ, Chính phủ cần đầu tư khoảng 751 tỷ đồng để quy hoạch lại bảo vệ sông Đồng Nai.

Tuy nhiên, số tiền trên xem ra cũng chưa thấm vào đâu bởi còn nhiều con sông rạch ô nhiễm khác cũng cần phải cải tạo nếu muốn trong vòng 10 năm nữa người dân vẫn còn nước sạch để dùng. GS Lâm Minh Triết, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, chất lượng sông Sài Gòn trong những năm qua liên tục suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt. Do đó, một nghiên cứu mới đây do Viện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đã chỉ ra, để cải thiện và bảo vệ nước sông Sài Gòn này ước tính cần đến hơn 1.700 tỷ đồng. Không dừng lại đó, theo TS Trần Hồng Thái, Viện Khoa học Kỹ thuật Tư vấn và Môi trường, số tiền dành cho quy hoạch lại bảo vệ hệ thống lưu vực sông Nhuệ Đáy còn cao hơn rất nhiều lần, khoảng hơn 400 ngàn tỷ đồng… Đó là chưa kể hàng trăm ngàn tỷ đồng khác từ các địa phương phải chi để duy trì thường xuyên hoạt động bảo vệ môi trường khác.

Nói “Không” với sản phẩm của “doanh nghiệp đen”

Vậy tại sao lại có lượng lớn chất thải ô nhiễm thải ra môi trường? Đơn giản đó chính là “lợi nhuận đen”. Nếu thải thẳng ra môi trường chất thải chưa qua xử lý doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tính toán cơ bản cho thấy, nếu doanh nghiệp chuyển chất thải nguy hại như quy định hiện hành tiêu tốn khoảng 12– 40 triệu đồng/tấn tùy loại. Còn nước thải, nếu xử lý đạt quy chuẩn cũng mất khoảng 4.000 – 12.000 đồng/m3 nước. Tổng chi phí xử lý chất thải trung bình của một doanh nghiệp trong tháng ngót ngét trên dưới vài tỷ đồng. Do đó, với những chủ đầu tư thiếu “lương tâm” hoặc vì quá ham lợi nhuận thì họ bất chấp những tổn hại cho môi trường, tổn hại cho sức khỏe cộng đồng mà thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Điều đáng nói, người nghèo lại là đối tượng bị tổn hại nhiều nhất từ môi trường. Những tổn hại này xuất phát từ việc họ ít có điều kiện để tiếp xúc với các dịch vụ y tế, nguồn nước sạch… Và môi trường ô nhiễm sẽ khiến cuộc sống của họ ngày càng kiệt quệ hơn vì bệnh tật, đói nghèo.

“Doanh nghiệp đen” ngày càng giàu lên nhờ… ăn gian vào môi trường. Còn người dân, nhất là người nghèo lại càng nghèo hơn vì mắc phải những căn bệnh do phải sống chung với đủ thứ ô nhiễm. Điều này gây nên tình trạng bất công bằng trong xã hội. Vì vậy, nhằm góp phần lập lại công bằng trong xã hội, nhiều quốc gia trên thế giới đã kêu gọi người dân sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Song song với chủ trương này, nhiều tổ chức chứng nhận sản phẩm thân thiện môi trường đã được thành lập. Và một trong những tiêu chí hàng đầu để xét chọn và trao chứng nhận sản phẩm của doanh nghiệp thân thiện môi trường chính là doanh nghiệp phải chấp hành tốt Luật bảo vệ môi trường các nước sở tại. Trên thực tế, nhiều tập đoàn đa quốc như Công ty TNHH Colgate, Unilever, Puma, Simen… đã tự xây dựng những hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường riêng của doanh nghiệp mình. Trong đó, có những tiêu chí còn cao hơn quy định nước sở tại.

Theo đó, tất cả các nhà máy sản xuất thuộc tập đoàn dù ở quốc gia nào cũng phải tuân thủ quy định này. Còn tại nước ta, từ năm 2006 đến nay nhiều hoạt động kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường đã được thực hiện, cụ thể như tắt đèn 1 giờ để giảm phát thải; tiết kiệm điện; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… Đặc biệt, từ năm 2010, một phong trào đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng và doanh nghiệp là Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh. Mục đích của chiến dịch này nhằm kêu gọi cộng đồng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và tẩy chay sản phẩm của các doanh nghiệp đen. Chính sự lớn mạnh của phong trào này là sự minh chứng rõ nhất cho quan điểm của cộng đồng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; chia sẻ khó khăn với người nghèo đang gánh chịu thực trạng ô nhiễm do các doanh nghiệp đen gây nên; không tạo thêm “đất” để doanh nghiệp đen có thể sống tốt nhờ ăn gian vào môi trường…

Tham gia vào Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh là cách cộng đồng thể hiện cũng như phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tự bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của chính mình. Về phía các doanh nghiệp, là cam kết thể hiện trách nhiệm của mình đối với sức khỏe của cộng đồng.

Mọi ý kiến đóng góp cho chương trình hoặc đăng ký tham gia chiến dịch này, doanh nghiệp và người dân có thể liên hệ trực tiếp với Ban tổ chức Chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh, Ban Kinh tế, Báo Sài Gòn Giải Phóng, địa chỉ 399 Hồng Bàng, phường 14, quận 5. Điện thoại 08.39294072 hoặc 0917900122 để được tư vấn.

HOÀNG MINH

Tin cùng chuyên mục