Có nên uống bia để giải khát?

Có nên uống bia để giải khát?

Bia với thành phần chính gồm đại mạch, gạo, hoa bia, nước…, qua chế biến thành một loại bia nguyên chất, nồng độ cồn rất thấp, chứa nhiều acid amino, vitamin B1, B2, B6, một ít năng lượng, được liệt kê vào “thực phẩm dinh dưỡng”, còn mệnh danh là “bánh mì thể lỏng!”.

Có nên uống bia để giải khát? ảnh 1

Bia chứa CO2, sau khi đi vào cơ thể chất này lập tức được thải ra, mang đi một phần nhiệt từ trong cơ thể, làm cho ta có cảm giác tươi mát, cho nên bia cũng là một thức uống được nhiều người ưa chuộng vào mùa nóng.

Bia thích hợp dùng cho người lớn, thường xuyên uống bia khi còn trẻ có thể giúp giảm tỷ suất mắc chứng loãng xương khi về già. Trong bia chứa nhiều Silic, uống thường xuyên trợ giúp đảm bảo sức khỏe xương khớp. Hoa bia với sức chống mốc và diệt khuẩn mạnh, có tác dụng ức chế đối với vi khuẩn Staphylococcus và Tuberculomyces.

Uống bia vừa phải sẽ tạo hưng phấn, giúp giảm stress, đạt một hiệu quả nhất định đối với chứng cao huyết áp, suy nhược thần kinh. Bia còn có công hiệu làm thèm ăn, trợ giúp tiêu hóa, thanh trừ thấp nhiệt. Đặc biệt bia đen có thể làm giảm 50% nguy cơ bộc phát xơ cứng động mạch và mắt cườm.

Bia vốn có một giá trị dinh dưỡng nhất định, uống bia vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì (bụng bia, mất thẩm mỹ), ảnh hưởng rất lớn đối với các tạng phủ và sinh dục, thậm chí dẫn đến mắc chứng ung thư. Bia có tác dụng kích thích đường ruột, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, gout (thống phong), bệnh tiểu đường, tim mạch, sỏi đường tiết niệu không thích hợp uống bia.

Trong thời gian uống thuốc thì không được uống bia, vì sẽ ảnh hưởng sự phân giải và hấp thu thuốc, càng không thể dùng bia để uống thuốc. Không nên uống bia chung với bất kỳ một thứ rượu khác, tránh phần lớn cồn rượu nhanh chóng được hấp thu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít.

CẨM BÀNG 

Tin cùng chuyên mục