Theo báo cáo vừa được Tổng Thư ký Quốc hội gửi đến các ĐBQH để chuẩn bị cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra trong tuần này, đến nay đã có báo cáo tổng hợp của Chính phủ và báo cáo của 16 bộ, ngành có liên quan về việc thực hiện 2 nghị quyết về chất vấn được gửi đến Quốc hội. Vẫn còn Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ LĐTB-XH và Thanh tra Chính phủ chưa báo cáo.
Một nội dung quan trọng được đánh giá tại báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội là kết quả thực hiện 3 trọng tâm cơ cấu lại, gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các tổ chức tín dụng.
Một nội dung quan trọng được đánh giá tại báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội là kết quả thực hiện 3 trọng tâm cơ cấu lại, gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các tổ chức tín dụng.
Theo đó, cơ cấu đầu tư xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, theo hướng tăng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thoái vốn nhà nước khỏi DN tiếp tục được triển khai, nhưng tốc độ thoái vốn còn chậm. Cụ thể, tính tới quý 1-2017, cả nước đã cổ phần hóa 8 DNNN và 1 đơn vị sự nghiệp; công bố giá trị DN, nhưng chưa phê duyệt phương án cổ phần hóa 41 DN và đang tiến hành xác định giá trị của 108 DN; giải thể 1 DN thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam và phê duyệt giá trị cho 1 DN để cổ phần hóa.
Về thoái vốn nhà nước, đến hết ngày 25-3, cả nước đã bán phần vốn nhà nước có giá trị sổ sách 71,8 tỷ đồng tại 10 DN không cần nắm giữ và thu về 72,8 tỷ đồng, trong đó có 6 DN phải thoái vốn dưới mệnh giá. Như vậy, tính tới hết quý 1-2017, đã có 96,5% số lượng DNNN cổ phần hóa, nhưng tổng số vốn cổ phần hóa chỉ có 8%. Còn tới 92% vốn nhà nước chưa được cổ phần hóa, đồng nghĩa với việc chưa thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn của tư nhân tham gia vào các lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ. Trong khi đó, theo Bộ KH-ĐT, việc đẩy mạnh quyết liệt thoái vốn nhà nước tại các DN có thể tạo ra nguồn thu từ 15-20 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020.
Về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, tình hình mua bán và xử lý nợ xấu được coi là không có nhiều chuyển biến trong quý 1-2017, trong bối cảnh chưa có nghị quyết về xử lý nợ xấu và luật riêng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Đáng lưu ý, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Năm 2016, hầu hết các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa đạt được trung bình của các nước ASEAN 4, thậm chí trung bình ASEAN 6, một số chỉ số tụt hạng đáng kể. Chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp. Tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được dẫn dắt bởi ngành công nghiệp, nhưng lại thiếu vắng những ngành công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, thâm dụng công nghệ; một số dự án thậm chí gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường, không tương xứng với những chính sách ưu đãi đã được hưởng. Tăng năng suất lao động (NSLĐ) năm 2016 cao hơn so với tốc độ tăng NSLĐ trung bình giai đoạn 2011-2015, nhưng còn thấp hơn so với mục tiêu đặt ra (trên 5,5% hàng năm). Khoảng cách về NSLĐ của nước ta so với ASEAN cơ bản được thu hẹp nhưng còn chậm.
Về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, tình hình mua bán và xử lý nợ xấu được coi là không có nhiều chuyển biến trong quý 1-2017, trong bối cảnh chưa có nghị quyết về xử lý nợ xấu và luật riêng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Đáng lưu ý, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Năm 2016, hầu hết các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa đạt được trung bình của các nước ASEAN 4, thậm chí trung bình ASEAN 6, một số chỉ số tụt hạng đáng kể. Chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp. Tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được dẫn dắt bởi ngành công nghiệp, nhưng lại thiếu vắng những ngành công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, thâm dụng công nghệ; một số dự án thậm chí gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường, không tương xứng với những chính sách ưu đãi đã được hưởng. Tăng năng suất lao động (NSLĐ) năm 2016 cao hơn so với tốc độ tăng NSLĐ trung bình giai đoạn 2011-2015, nhưng còn thấp hơn so với mục tiêu đặt ra (trên 5,5% hàng năm). Khoảng cách về NSLĐ của nước ta so với ASEAN cơ bản được thu hẹp nhưng còn chậm.