Đặt ra rào cản mới
Theo CNN, Tổng thống Donald Trump tuyên bố bãi bỏ chính sách với Cuba từ thời cựu Tổng thống Barack Obama. Theo đó siết chặt các quy định về đi lại, nghiêm cấm công dân Mỹ làm ăn với bất kỳ doanh nghiệp quốc doanh nào có quan hệ với quân đội và lực lượng an ninh Cuba, chấm dứt mọi hoạt động giao lưu nhân dân và chỉ cho phép tiến hành các chuyến thăm thân nhân. Chính sách mới vẫn duy trì quan hệ ngoại giao, duy trì hoạt động của 2 đại sứ quán, cũng như cho phép các hãng hàng không và vận tải biển của Mỹ khai thác dịch vụ tới Cuba.
Phản ứng với chính sách đảo chiều của ông Donald Trump, Chính phủ Cuba khẳng định, Washington một lần nữa lại quay lại với những biện pháp ngăn cấm trong quá khứ, chính sách không chỉ gây ra thương tổn, tước đoạt nhiều quyền lợi của nhân dân Cuba và cản trở nền kinh tế nước này phát triển bình thường, mà còn ảnh hưởng tới chủ quyền, quyền lợi của nhiều nước khác. La Habana nhấn mạnh, những biện pháp mà người đứng đầu Nhà Trắng vừa nêu cũng đặt ra những rào cản mới cho những cơ hội vốn đã rất hạn chế của giới doanh nghiệp Mỹ muốn có quan hệ thương mại với Cuba; cản trở quyền đi lại của công dân Mỹ tới Cuba và đi ngược lại sự ủng hộ của đại đa số dư luận Mỹ, kể cả cộng đồng kiều dân Cuba tại Mỹ, đối với việc dỡ bỏ cấm vận chống Cuba.
La Habana phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn kép và lạm dụng đề tài nhân quyền cho mục đích chính trị. Bên cạnh đó, Cuba tái khẳng định tiếp tục đối thoại, đàm phán về các vấn đề tồn đọng giữa 2 nước, nhưng sẽ không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền, độc lập hay chấp nhận những điều kiện ràng buộc theo hướng này.
Người Mỹ cũng phản đối
Ngay sau khi ông Donald Trump công bố chính sách mới đối với Cuba, dư luận tại khu vực Mỹ Latinh, châu Mỹ và ngay trong nước Mỹ đã phản đối mạnh mẽ quyết định này.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống Bolivia Evo Morales cùng bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ và người dân Cuba, đồng thời cáo buộc Washington lạm dụng quyền lực đế quốc, phớt lờ yêu cầu dỡ bỏ cấm vận chống La Habana của cả thế giới. Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ sự không đồng tình với chính sách chống Cuba của Washington. Ông Trudeau cam kết Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ Cuba trong các lĩnh vực du lịch, đầu tư, trong các nỗ lực tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp hai nước.
Ngay tại Mỹ, nhiều tổ chức và chính trị gia cũng đã lên tiếng phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump. Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Myron Brilliant tái khẳng định cam kết của tổ chức này đấu tranh xóa bỏ các “chính sách lỗi thời” đã và đang “cản trở quá trình phát triển của nhân dân Mỹ và nhân dân Cuba”. Hai Thượng nghị sĩ bang Arkansas John Boozman và Jerry Moran đều cho rằng, chính sách vừa tuyên bố không mang lại lợi ích cho người dân Mỹ, nền kinh tế Mỹ hay người dân Cuba và làm cộng đồng nông nghiệp Mỹ xa rời một thị trường tự nhiên và gần gũi. Thượng nghị sĩ bang Virginia và cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Mark R.Warner nhận định, quyết định đảo ngược tiến trình cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba gửi đi một thông điệp sai lầm với thế giới về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Tương tự, Thượng nghị sĩ bang Arizona Jeff Flake khẳng định bất cứ chính sách nào giảm thiểu cơ hội của công dân Mỹ được tự do đi lại tới Cuba không thể là điều tốt hơn cho cả người dân Mỹ lẫn Cuba, đồng thời hối thúc Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật do ông đệ trình nhằm dỡ bỏ mọi hạn chế đi lại tới Cuba.
Theo CNN, Tổng thống Donald Trump tuyên bố bãi bỏ chính sách với Cuba từ thời cựu Tổng thống Barack Obama. Theo đó siết chặt các quy định về đi lại, nghiêm cấm công dân Mỹ làm ăn với bất kỳ doanh nghiệp quốc doanh nào có quan hệ với quân đội và lực lượng an ninh Cuba, chấm dứt mọi hoạt động giao lưu nhân dân và chỉ cho phép tiến hành các chuyến thăm thân nhân. Chính sách mới vẫn duy trì quan hệ ngoại giao, duy trì hoạt động của 2 đại sứ quán, cũng như cho phép các hãng hàng không và vận tải biển của Mỹ khai thác dịch vụ tới Cuba.
Phản ứng với chính sách đảo chiều của ông Donald Trump, Chính phủ Cuba khẳng định, Washington một lần nữa lại quay lại với những biện pháp ngăn cấm trong quá khứ, chính sách không chỉ gây ra thương tổn, tước đoạt nhiều quyền lợi của nhân dân Cuba và cản trở nền kinh tế nước này phát triển bình thường, mà còn ảnh hưởng tới chủ quyền, quyền lợi của nhiều nước khác. La Habana nhấn mạnh, những biện pháp mà người đứng đầu Nhà Trắng vừa nêu cũng đặt ra những rào cản mới cho những cơ hội vốn đã rất hạn chế của giới doanh nghiệp Mỹ muốn có quan hệ thương mại với Cuba; cản trở quyền đi lại của công dân Mỹ tới Cuba và đi ngược lại sự ủng hộ của đại đa số dư luận Mỹ, kể cả cộng đồng kiều dân Cuba tại Mỹ, đối với việc dỡ bỏ cấm vận chống Cuba.
La Habana phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn kép và lạm dụng đề tài nhân quyền cho mục đích chính trị. Bên cạnh đó, Cuba tái khẳng định tiếp tục đối thoại, đàm phán về các vấn đề tồn đọng giữa 2 nước, nhưng sẽ không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền, độc lập hay chấp nhận những điều kiện ràng buộc theo hướng này.
Người Mỹ cũng phản đối
Ngay sau khi ông Donald Trump công bố chính sách mới đối với Cuba, dư luận tại khu vực Mỹ Latinh, châu Mỹ và ngay trong nước Mỹ đã phản đối mạnh mẽ quyết định này.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống Bolivia Evo Morales cùng bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ và người dân Cuba, đồng thời cáo buộc Washington lạm dụng quyền lực đế quốc, phớt lờ yêu cầu dỡ bỏ cấm vận chống La Habana của cả thế giới. Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ sự không đồng tình với chính sách chống Cuba của Washington. Ông Trudeau cam kết Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ Cuba trong các lĩnh vực du lịch, đầu tư, trong các nỗ lực tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp hai nước.
Ngay tại Mỹ, nhiều tổ chức và chính trị gia cũng đã lên tiếng phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump. Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Myron Brilliant tái khẳng định cam kết của tổ chức này đấu tranh xóa bỏ các “chính sách lỗi thời” đã và đang “cản trở quá trình phát triển của nhân dân Mỹ và nhân dân Cuba”. Hai Thượng nghị sĩ bang Arkansas John Boozman và Jerry Moran đều cho rằng, chính sách vừa tuyên bố không mang lại lợi ích cho người dân Mỹ, nền kinh tế Mỹ hay người dân Cuba và làm cộng đồng nông nghiệp Mỹ xa rời một thị trường tự nhiên và gần gũi. Thượng nghị sĩ bang Virginia và cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Mark R.Warner nhận định, quyết định đảo ngược tiến trình cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba gửi đi một thông điệp sai lầm với thế giới về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Tương tự, Thượng nghị sĩ bang Arizona Jeff Flake khẳng định bất cứ chính sách nào giảm thiểu cơ hội của công dân Mỹ được tự do đi lại tới Cuba không thể là điều tốt hơn cho cả người dân Mỹ lẫn Cuba, đồng thời hối thúc Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật do ông đệ trình nhằm dỡ bỏ mọi hạn chế đi lại tới Cuba.