Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó - Bài 1: Ấm lòng công nhân

Công tác chăm lo cho đồng bào nghèo từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp, có sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn TPHCM. Năm 2012 kinh tế TP không đạt chỉ tiêu đề ra, dự báo năm 2013 tình hình sẽ càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong khó khăn, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo trong các giới, các ngành, các tầng lớp nhân dân TPHCM lại được phát huy hơn bao giờ hết.
Cùng nhau vượt khó - Bài 1: Ấm lòng công nhân

Công tác chăm lo cho đồng bào nghèo từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp, có sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn TPHCM. Năm 2012 kinh tế TP không đạt chỉ tiêu đề ra, dự báo năm 2013 tình hình sẽ càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong khó khăn, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo trong các giới, các ngành, các tầng lớp nhân dân TPHCM lại được phát huy hơn bao giờ hết.

Ngay từ bây giờ, để đạt được mục tiêu nhân văn “Không để một hộ nghèo nào không có tết” nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, rất nhiều câu chuyện đậm đà tình nhân ái và cách làm đầy tính sáng tạo của các địa phương, đơn vị trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và tiếp tục lan tỏa.

Trên tinh thần ấy, từ hôm nay, Báo SGGP mở đợt tuyên truyền “Cùng nhau vượt khó” để bạn đọc và mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền TP… tiếp tục tinh thần tương thân tương ái, phát huy sáng kiến, chung tay chăm lo để mọi người dân nghèo TP đều vượt qua khó khăn, cùng nhau đón một cái tết vui tươi, đầm ấm.

Đồng chí Trần Kim Yến, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM trao quà tết cho thanh niên khuyết tật và công nhân khó khăn. Ảnh: THANH VŨ

Đồng chí Trần Kim Yến, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM trao quà tết cho thanh niên khuyết tật và công nhân khó khăn. Ảnh: THANH VŨ

Trái tim nghĩa tình

Khó diễn tả được sự vui mừng, hạnh phúc trên khuôn mặt của chị Nguyễn Hồng Chấm, công nhân KCX Tân Thuận - trường hợp đầu tiên được mổ tim theo chương trình “Trái tim nghĩa tình” của Liên đoàn Lao động TPHCM. Hoàn cảnh khó khăn, chị rời Tiền Giang lên TPHCM xin vào làm tại Công ty FAPV. Sức khỏe yếu, hay bị khó thở, thường xuyên mệt, khám sức khỏe định kỳ chị biết mình bị bệnh hiểm nghèo. Chị cho biết, đồng lương ít ỏi, phải tiết kiệm lắm mới có thể dành dụm để gửi về quê phụ giúp gia đình chút ít. Khi biết bệnh chỉ cố gắng mua thuốc cầm cự chứ không lần đâu ra tiền để mổ theo chỉ định của bác sĩ. “May sao Liên đoàn Lao động TPHCM phát động chương trình “Trái tim nghĩa tình” vì thế mà sinh mạng tôi được cứu sống. Nghĩa tình này không biết bao giờ tôi trả cho hết”, chị Chấm tâm sự.

Dẫu còn nhiều vất vả nhưng năm nay sẽ là cái tết vui đối với gia đình chị Nguyễn Thị Thu Kiều, công nhân Công ty Việt Nam Samho bởi cháu Duy An (2 tuổi), con trai chị Kiều đã được mổ tim miễn phí theo chương trình “Trái tim nghĩa tình” của LĐLĐ TPHCM tại Viện Tim TPHCM. Chị Kiều kể, lúc sinh ra cháu hoàn toàn bình thường nhưng khi được 4 tháng tuổi thì bắt đầu khó thở, môi và cơ thể dần tím tái. Đưa đi khám phát hiện cháu bị bệnh tim, phải phẫu thuật. Thương con, anh chị đã chạy vạy vay mượn khắp nơi nhưng chỉ đủ 70 triệu đồng để bé phẫu thật lần 1. Số tiền ấy quá lớn so với đồng lương của chị và thu nhập bấp bênh từ việc vá, sửa xe của chồng. “Thế rồi niềm vui vỡ òa khi nghe công đoàn thông báo về chương trình “Trái tim nghĩa tình” hỗ trợ kinh phí để cho con tôi một cơ hội sống” - chị Thu Kiều xúc động. Cùng với cháu An, nhiều bé khác là con công nhân bị bệnh tim đã được mổ theo chương trình như: bé Thanh Hằng 10 tháng tuổi; bé Chấn Khang 5 tuổi…

Chung tay

Do khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, không ít doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể khiến người lao động thất nghiệp và đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong thời điểm năm hết tết đến. Chính vì vậy họ đang rất cần sự chung tay tích cực hành động của cả hệ thống chính trị cũng như những nghĩa cử chia sẻ, hỗ trợ, chăm lo của cộng đồng xã hội để vượt qua.

Một chủ nhà trọ ở quận Bình Tân thăm hỏi gia đình công nhân đang trọ. Ảnh: VIỆT DŨNG

Một chủ nhà trọ ở quận Bình Tân thăm hỏi gia đình công nhân đang trọ. Ảnh: VIỆT DŨNG

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TPHCM, cho biết, Tết Quý Tỵ 2013 Liên đoàn Lao động TPHCM sẽ tổ chức họp mặt các hộ gia đình công nhân có vợ hoặc chồng bị mất việc làm, nữ công nhân mất việc đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vé xe cho công nhân khó khăn về quê ăn tết. Ngoài ra, các cấp công đoàn sẽ tập trung chăm lo cho công mất việc làm hoặc đang bị bệnh phải điều trị tại các cơ sở y tế... Bên cạnh đó, sẽ tổ chức vui chơi giải trí, thăm hỏi công nhân ở các khu lưu trú công nhân, tặng vé tham quan cho gia đình công nhân hay tổ chức các phiên chợ bán hàng bình ổn giá.

Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (HEPZA) cho biết, hiện TP có 15 KCX-KCN với gần 270.000 người lao động, giảm 4.000 công nhân do tình hình khó khăn nên doanh nghiệp tinh giảm nhân sự hoặc công nhân tự nghỉ việc do con nhỏ. Theo ông Định, Tết Quý Tỵ 2013 Công đoàn các KCX-KCN TP sẽ tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vé xe cho 6.000 công nhân từ Phú Yên trở ra Bắc về quê ăn tết. Trong đó, doanh nghiệp đóng góp 70% giá vé, công đoàn cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ 30% giá vé.

Đặc biệt, năm nay sẽ hỗ trợ vé xe cho 500 cán bộ công đoàn có hoàn cảnh khó khăn về quê. HEPZA sẽ tiếp tục chương trình thăm và tặng quà cho 1.500 công nhân các tỉnh không về quê ăn tết do mất việc làm, bị bệnh phải điều trị. Năm nay, HEPZA cũng tổ chức nhiều cụm đón tết cùng các công nhân tại các KCX-KCN không có điều kiện về quê ăn tết cùng với 1.500 phần quà tặng cho công nhân; 50 suất học bổng cho công nhân đi học đại học; tăng thêm các điểm bán hàng lưu động với giá ưu đãi cho công nhân; tổ chức bán vé tàu, xe tết tận nơi cho công nhân tại doanh nghiệp. 

Ngày 26-12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TPHCM đã họp mặt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Nữ chủ nhà trọ để đánh giá tình hình hoạt động của CLB trong năm qua. Với tinh thần tương thân tương ái, Hội LHPN TP đã vận động 12.064 nữ chủ nhà trọ cam kết không tăng giá thuê phòng và giá điện, nước để giúp nữ lao động nhập cư ổn định đời sống.

Hội còn phối hợp với 455 điểm bán hàng bình ổn giá và 42 cửa hàng bán lẻ cung cấp nguồn hàng vừa túi tiền cho nữ công nhân, đồng thời bảo lãnh cho 48 nữ chủ nhà trọ khó khăn vay 877 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng phòng trọ cho nữ công nhân thuê. Đáp lại tình cảm của Hội Phụ nữ, nhiều nữ chủ nhà trọ đã đóng góp tặng quà tết trị giá 480 triệu đồng cho 1.200 nữ lao động nhập cư có điều kiện về quê đón tết và tặng quà tết trị giá 337 triệu đồng cho gần 3.000 nữ lao động nhập cư ở lại TP đón tết.

Trong dịp Tết Quý Tỵ năm 2013 sắp tới, Hội LHPN TP vận động các đơn vị tập thể và cá nhân hảo tâm tặng 1.500 suất quà tết (trị giá 400.000 đồng/suất) để chăm lo tết cho hàng ngàn nữ công nhân lao động nhập cư tại 13 khu vực có đông nữ công nhân đang làm việc tại các KCN, KCX của TP.

Minh Yến

NHÓM PV CTXH

Tin cùng chuyên mục