Cuộc thi Thiết kế vi mạch LSI lần thứ 14 tại Nhật Bản: Mùa bội thu của Việt Nam

Đây là lần đầu tiên, một bản thiết kế vi mạch của Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế và giành giải cao nhất. Tại cuộc thi LSI lần thứ 14 năm 2011, Việt Nam lần thứ 2 góp mặt, với hai đội tham gia và được “mùa gặt” bội thu.
Cuộc thi Thiết kế vi mạch LSI lần thứ 14 tại Nhật Bản: Mùa bội thu của Việt Nam

Đây là lần đầu tiên, một bản thiết kế vi mạch của Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế và giành giải cao nhất. Tại cuộc thi LSI lần thứ 14 năm 2011, Việt Nam lần thứ 2 góp mặt, với hai đội tham gia và được “mùa gặt” bội thu.

Nguyễn Phạm Hoàng Dũng và Huỳnh Quang Trung (thứ 2 và 3 từ trái sang) tại lễ trao giải.

Nguyễn Phạm Hoàng Dũng và Huỳnh Quang Trung (thứ 2 và 3 từ trái sang) tại lễ trao giải.

Theo sát cuộc thi Thiết kế vi mạch LSI 2011, Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Thiết kế vi mạch (ICDREC), ĐH Quốc gia TPHCM, nhận định, chủ đề của cuộc thi năm nay khá hóc búa, với yêu cầu “Thiết kế mạch nén và giải nén hình ảnh” sử dụng ngôn ngữ HDL (VHDL hoặc Verilog HDL) và tổng hợp mạch kỹ thuật số sử dụng công cụ của Synopsys hay bất kỳ công cụ thiết kế vi mạch khác, sau đó thực hiện mô phỏng trên FPGA.

Cái khó ở cuộc thi này là ngoài những yếu tố chuyên môn như tốc độ, độ chính xác, sử dụng ít tài nguyên… các đội còn phải mang tới tính độc đáo, tính mới, có khả năng triển khai thực tế công nghiệp.

Ở cấp độ đại học, hai thành viên của đội FETEL07, Trường Đại học Khoa học tự nhiên là Tăng Phương Phương và Nguyễn Phú Khánh đã hoàn thành phần thi xuất sắc, vượt qua các sinh viên tới từ các quốc gia có nền công nghệ vi mạch rất phát triển. Trong cuộc thi này, Tăng Phương Phương đã có mặt tại Nhật Bản, thể hiện phần thuyết trình tuyệt vời, kiến thức vững vàng và khả năng ngoại ngữ thuyết phục.

Phương cho biết, từ nhỏ, bạn đã rất yêu thích môn Lý và môn Hóa, do vậy, bạn thi vào Khoa Điện tử - Viễn thông. Lúc mới bước vào đại học, thiết kế vi mạch với bạn chỉ là một khái niệm mơ hồ nhưng do không muốn học thuần túy lý thuyết (khoa Lý, khoa Hóa) mà muốn thiên về công nghệ nên bạn chọn ngành này, rồi yêu và đam mê từ đó.

Đến với cuộc thi này, Phương cùng bạn đồng hành của mình là Nguyễn Phú Khánh, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Huỳnh Hữu Thuận (Trưởng khoa Điện tử Viễn thông) nỗ lực thực hiện bài thi trong 1 năm. Do đang học năm cuối đại học, Phương và Khánh không dám nghĩ mình sẽ vượt qua vòng 1 để được đến Nhật Bản thi thuyết trình, chứ chưa nghĩ tới việc giành được giải cao nhất tại vòng chung kết.

Cùng với Phương miệt mài nghiên cứu, thực hiện bài thi nhưng khi vượt qua vòng 1, Ban tổ chức LSI chỉ tài trợ cho 1 thầy hướng dẫn và 1 thí sinh, nên Nguyễn Phú Khánh đành ở nhà làm hậu phương vững chắc cho Phương. Khánh chia sẻ: “Ngay khi nhận được tin đã qua vòng loại và bên Nhật chỉ hỗ trợ kinh phí cho 1 thành viên, em đã nghĩ ngay đến việc Phương sẽ qua đó thuyết trình, vì tiếng Anh của Phương tốt hơn nên khả năng đoạt giải sẽ cao hơn”.

Từ ngày còn học Trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Phú Yên, Khánh đã đam mê lập trình và yêu thích về mạch điện, cơ khí nên bạn đăng ký vào khoa Điện tử - Viễn thông, sau đó vào chuyên ngành Máy tính - Hệ thống nhúng. Khi tham gia cuộc thi LSI 2011, Khánh và Phương càng quyết tâm cao, bởi tại LSI 2010, Khánh cũng tham gia nhưng không đạt kết quả cao.

Là lứa đàn em kế cận của “cô gái vàng” thiết kế vi mạch Trần Thị Hồng, Khánh đã may mắn được Hồng truyền thụ một số “bí kíp” để thành công tại cuộc thi LSI, ngay sau khi Hồng đoạt giải nhất tại LSI 2010.

Khánh cho rằng: “Công nghệ thiết kế vi mạch ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển và đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên vì điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên vẫn chưa thể phát triển mạnh. Vì là ngành khá mới nên hiện nay, trang thiết bị cũng như các công cụ sử dụng vẫn còn thiếu”.

Tăng Phương Phương cũng cho rằng, ngành công nghệ vi mạch Việt Nam cần nhiều hơn sự đầu tư, nhất là các thiết bị học tập vốn rất đắt tiền, có như vậy mới thu hút các học sinh, sinh viên yêu thích công nghệ tự tin vào học ngành này.

* Tham gia cuộc thi LSI 2011, đội Kitten với 2 thành viên đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC) Nguyễn Phạm Hoàng Dũng và Huỳnh Quang Trung đã giành giải nhì. Giải ba thuộc về đội Three Sun của nước chủ nhà Nhật Bản. Đây là lần thứ 2 ICDREC cử đội tham gia cuộc thi.

Năm 2010, đội Little Chickens trong lần đầu tiên tham dự đã giành giải nhất. Năm nay, đội Kitten tiếp tục mang về niềm tự hào cho trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch đầu tiên của Việt Nam. Với thành công trong cuộc thi lần này, Việt Nam ít nhất sẽ có 1 học viên vinh dự được học bổng, được đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch tại quốc gia công nghệ vi mạch hàng đầu thế giới này.

K.Giang – H.Thúy

Tin cùng chuyên mục