Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp và người dân đang trông chờ các giải pháp sáng tạo từ cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, sao cho môi trường kinh doanh thông thoáng, có được nhiều cơ hội làm ăn hơn.
Cơ chế đặc thù không phải là chính sách đặc biệt, nhưng sẽ giúp TP làm nhanh hơn một số việc kiến tạo phát triển và quản trị nhà nước. Một số vụ việc trước đây, thay vì phải chờ Trung ương quyết định, thì nay TP được quyền tự quyết. Vấn đề là quyền đó được cụ thể hóa như thế nào để người dân thấy được lợi ích? Không quá khó để trả lời câu hỏi đó. Hãy nhìn vào những mong đợi của dân sẽ có ngay đáp án, đó là cơ hội việc làm, tăng thu nhập, sống trong môi trường văn minh. Chỉ khi doanh nghiệp phát triển, người lao động (người dân) mới có việc làm, thu nhập và văn minh. Doanh nghiệp chỉ hoạt động tốt trong môi trường có dịch vụ công hỗ trợ, giao thông thuận lợi vận chuyển hàng hóa, chính quyền thông minh.
Mặt khác, mặt bằng sản xuất kinh doanh đang là trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, đầu tư ra ngoài TPHCM nhiều hơn đầu tư bên ngoài vào TP. Trong khi đó, chi phí thuê mặt bằng sản xuất của TP đang cao hơn nhiều so với các địa phương lân cận. Vì vậy, sử dụng cơ chế đặc thù liên quan đến quyết định sử dụng đất để quy hoạch lại mặt bằng, tạo quỹ đất sản xuất kinh doanh là việc nên làm.
Hiện nay, chính quyền TPHCM cũng nhắc nhiều đến khái niệm “thành phố thông minh”. Song, đây vẫn còn là ý niệm khá xa lạ với phần lớn người dân. Nói như vậy để thấy rằng, muốn tạo ra TP thông minh không chỉ là đầu tư hạ tầng công nghệ phục vụ cho người dân mà cần quan tâm thêm khả năng người dân tương tác qua công nghệ ở mức nào. Do vậy, việc quy hoạch tổng thể về một “thành phố thông minh” là cần thiết, nhưng việc đầu tư cần thực hiện theo lộ trình tương ứng với từng mức độ nhu cầu và trình độ sử dụng công nghệ của người dân. Nhu cầu và sự hiểu biết của người dân tương tác với công nghệ thường tiến triển theo sự tiến hóa của môi trường dân trí. Việc xây dựng “thành phố thông minh” cũng nên thuận theo tiến trình đó. Bài học lãng phí của đề án 112 (tin học hóa quản lý hành chính nhà nước) trong quá khứ là một minh chứng sống động cho sự nóng vội.
Cơ chế đặc thù có thể mở ra nhiều giải pháp huy động vốn để xây dựng hạ tầng công nghệ đầy đủ cho “thành phố thông minh”. Tuy nhiên, khi có hạ tầng công nghệ rồi thì chưa chắc có được cái gọi là “thành phố thông minh” đúng nghĩa trên diện rộng. Việc cần làm trước mắt là xác định khu vực nào, lĩnh vực nào ưu tiên xây dựng trước - trên cơ sở vạch ra các dự án, rồi dùng cơ chế đặc thù huy động vốn từ xã hội để thực hiện. Khi người dân chứng kiến được hình mẫu thành công thì sức lan tỏa sẽ lớn, lúc đó “thành phố thông minh” trên diện rộng tự khắc sẽ được hình thành. Khi người dân “thông minh” rồi thì ý niệm về “thành phố thông minh” không tồn tại, vì đó là hiển nhiên.
Những vấn đề cấp bách
Kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm và mỹ quan đô thị là những vấn nạn trong nhiều năm qua. Chính quyền TPHCM luôn quan tâm giải quyết nhưng chưa chuyển biến đáng kể, bởi chưa giải quyết được cái gốc của vấn đề. Nguồn cơn chung của vấn nạn này là hạ tầng. Cụ thể hơn, hạ tầng công cộng chưa được đầu tư bài bản, quyết liệt và thiếu giải pháp sáng tạo. Các dự án phương tiện giao thông công cộng dưới lòng đất, trên không; các khu sản xuất tập trung; các công trình chống ngập tổng thể… đều đã được quy hoạch nhưng việc triển khai quá chậm. Do đó, dùng cơ chế đặc thù để sáng tạo ra những giải pháp huy động vốn từ xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông. Việc kêu gọi doanh nghiệp đồng hành tham gia có lẽ là giải pháp phù hợp nhất hiện nay. Bên cạnh đó, rà soát lại cơ chế đầu tư, từ khâu chuẩn bị đến thực hiện xem có công đoạn nào còn vướng thì sửa đổi, minh bạch mọi thứ. Đồng thời, cương quyết xử lý tham nhũng, loại bỏ những chi phí không chính thức trong đầu tư các dự án công… để dễ dàng thực hiện xã hội hóa, tạo vốn đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cũng như phát triển giao thông công cộng. Chỉ có cách nghĩ đột phá mới tạo nên hạ tầng công cộng đột phá, khi đó các vấn nạn cấp bách như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị tự khắc sẽ được giải quyết một cách căn cơ.
Mặc khác, với cơ chế đặc thù, TPHCM có thể vận dụng để tạo ra các kênh huy động vốn từ xã hội hóa hoặc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để tạo vốn. Việc vay vốn để đầu tư cho tương lai thì tương lai phải chịu trách nhiệm trả, nên chắc người dân sẽ ủng hộ. Quan trọng nhất là kiến tạo ra các dự án công vừa hấp dẫn tư nhân đầu tư vừa tạo ra tiện ích cho cộng đồng để khả thi khi thực hiện, góp phần phát triển văn minh đô thị.
Doanh nghiệp và người dân đang trông chờ các giải pháp sáng tạo từ cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, sao cho môi trường kinh doanh thông thoáng, có được nhiều cơ hội làm ăn hơn.
Cơ chế đặc thù không phải là chính sách đặc biệt, nhưng sẽ giúp TP làm nhanh hơn một số việc kiến tạo phát triển và quản trị nhà nước. Một số vụ việc trước đây, thay vì phải chờ Trung ương quyết định, thì nay TP được quyền tự quyết. Vấn đề là quyền đó được cụ thể hóa như thế nào để người dân thấy được lợi ích? Không quá khó để trả lời câu hỏi đó. Hãy nhìn vào những mong đợi của dân sẽ có ngay đáp án, đó là cơ hội việc làm, tăng thu nhập, sống trong môi trường văn minh. Chỉ khi doanh nghiệp phát triển, người lao động (người dân) mới có việc làm, thu nhập và văn minh. Doanh nghiệp chỉ hoạt động tốt trong môi trường có dịch vụ công hỗ trợ, giao thông thuận lợi vận chuyển hàng hóa, chính quyền thông minh.
Mặt khác, mặt bằng sản xuất kinh doanh đang là trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, đầu tư ra ngoài TPHCM nhiều hơn đầu tư bên ngoài vào TP. Trong khi đó, chi phí thuê mặt bằng sản xuất của TP đang cao hơn nhiều so với các địa phương lân cận. Vì vậy, sử dụng cơ chế đặc thù liên quan đến quyết định sử dụng đất để quy hoạch lại mặt bằng, tạo quỹ đất sản xuất kinh doanh là việc nên làm.
Hiện nay, chính quyền TPHCM cũng nhắc nhiều đến khái niệm “thành phố thông minh”. Song, đây vẫn còn là ý niệm khá xa lạ với phần lớn người dân. Nói như vậy để thấy rằng, muốn tạo ra TP thông minh không chỉ là đầu tư hạ tầng công nghệ phục vụ cho người dân mà cần quan tâm thêm khả năng người dân tương tác qua công nghệ ở mức nào. Do vậy, việc quy hoạch tổng thể về một “thành phố thông minh” là cần thiết, nhưng việc đầu tư cần thực hiện theo lộ trình tương ứng với từng mức độ nhu cầu và trình độ sử dụng công nghệ của người dân. Nhu cầu và sự hiểu biết của người dân tương tác với công nghệ thường tiến triển theo sự tiến hóa của môi trường dân trí. Việc xây dựng “thành phố thông minh” cũng nên thuận theo tiến trình đó. Bài học lãng phí của đề án 112 (tin học hóa quản lý hành chính nhà nước) trong quá khứ là một minh chứng sống động cho sự nóng vội.
Cơ chế đặc thù có thể mở ra nhiều giải pháp huy động vốn để xây dựng hạ tầng công nghệ đầy đủ cho “thành phố thông minh”. Tuy nhiên, khi có hạ tầng công nghệ rồi thì chưa chắc có được cái gọi là “thành phố thông minh” đúng nghĩa trên diện rộng. Việc cần làm trước mắt là xác định khu vực nào, lĩnh vực nào ưu tiên xây dựng trước - trên cơ sở vạch ra các dự án, rồi dùng cơ chế đặc thù huy động vốn từ xã hội để thực hiện. Khi người dân chứng kiến được hình mẫu thành công thì sức lan tỏa sẽ lớn, lúc đó “thành phố thông minh” trên diện rộng tự khắc sẽ được hình thành. Khi người dân “thông minh” rồi thì ý niệm về “thành phố thông minh” không tồn tại, vì đó là hiển nhiên.
Những vấn đề cấp bách
Kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm và mỹ quan đô thị là những vấn nạn trong nhiều năm qua. Chính quyền TPHCM luôn quan tâm giải quyết nhưng chưa chuyển biến đáng kể, bởi chưa giải quyết được cái gốc của vấn đề. Nguồn cơn chung của vấn nạn này là hạ tầng. Cụ thể hơn, hạ tầng công cộng chưa được đầu tư bài bản, quyết liệt và thiếu giải pháp sáng tạo. Các dự án phương tiện giao thông công cộng dưới lòng đất, trên không; các khu sản xuất tập trung; các công trình chống ngập tổng thể… đều đã được quy hoạch nhưng việc triển khai quá chậm. Do đó, dùng cơ chế đặc thù để sáng tạo ra những giải pháp huy động vốn từ xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông. Việc kêu gọi doanh nghiệp đồng hành tham gia có lẽ là giải pháp phù hợp nhất hiện nay. Bên cạnh đó, rà soát lại cơ chế đầu tư, từ khâu chuẩn bị đến thực hiện xem có công đoạn nào còn vướng thì sửa đổi, minh bạch mọi thứ. Đồng thời, cương quyết xử lý tham nhũng, loại bỏ những chi phí không chính thức trong đầu tư các dự án công… để dễ dàng thực hiện xã hội hóa, tạo vốn đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cũng như phát triển giao thông công cộng. Chỉ có cách nghĩ đột phá mới tạo nên hạ tầng công cộng đột phá, khi đó các vấn nạn cấp bách như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị tự khắc sẽ được giải quyết một cách căn cơ.
Mặc khác, với cơ chế đặc thù, TPHCM có thể vận dụng để tạo ra các kênh huy động vốn từ xã hội hóa hoặc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để tạo vốn. Việc vay vốn để đầu tư cho tương lai thì tương lai phải chịu trách nhiệm trả, nên chắc người dân sẽ ủng hộ. Quan trọng nhất là kiến tạo ra các dự án công vừa hấp dẫn tư nhân đầu tư vừa tạo ra tiện ích cho cộng đồng để khả thi khi thực hiện, góp phần phát triển văn minh đô thị.
Tiến sĩ HUỲNH THANH ĐIỀN
(Thành viên Nhóm Tư vấn chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM)