Để tuổi già không lo bệnh tật

Bệnh về tim mạch, loãng xương, suy giảm trí nhớ, tiểu đường... là những chứng bệnh thường hay tìm đến khi con người bước qua tuổi 40. Để có cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ minh mẫn khi cao tuổi, cần phải bổ sung thêm dưỡng chất để ngăn ngừa và đẩy lùi các chứng bệnh này.
Để tuổi già không lo bệnh tật

Bệnh về tim mạch, loãng xương, suy giảm trí nhớ, tiểu đường... là những chứng bệnh thường hay tìm đến khi con người bước qua tuổi 40. Để có cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ minh mẫn khi cao tuổi, cần phải bổ sung thêm dưỡng chất để ngăn ngừa và đẩy lùi các chứng bệnh này.

Bệnh tim mạch: Là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi và gây nguy hiểm nhất đến tính mạng của họ. Vì thế, ngay từ khi bước vào tuổi trung niên là thời điểm bạn phải bắt đầu chú ý đến việc kiểm soát cân nặng, mức cholesterol, chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất.

Qua tuổi 40, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho tim, bao gồm: acid folic và axít béo không no omega-3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa; nhiều rau xanh và trái cây, tăng cường chất xơ và những protein ít béo như cá, đậu nành, hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol, đồng thời kết hợp tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tránh xa các thói quen xấu như hút thuốc, ăn nhiều đường hoặc lười vận động, giảm căng thẳng thần kinh…

Loãng xương là bệnh phố biến ở người lớn tuổi. Bệnh diễn ra âm thầm trong quá trình lão hóa làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy.. gây nguy hiểm và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống đầy đủ canxi và chế độ vận động, tập thể dục hợp lý để tăng độ dẻo dai của hệ thống xương và khớp, sinh hoạt lành mạnh. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là người cao tuổi nên uống từ 1-2 ly sữa hàng ngày để góp phần làm giảm nguy cơ loãng xương.

Suy giảm trí nhớ: Cùng  với các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường thì suy giảm trí nhớ là một trong những bệnh mà người lớn tuổi có nguy cơ mắc hơn cả. Theo kết quả khảo sát của tờ The New England Journal of  Medicine vào năm 2011 thì tỷ lệ người trưởng thành không có dấu hiệu suy giảm trí nhớ trong vòng đời chỉ có 1%, điều đó có nghĩa 99%  người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ trong vòng đời của họ.

Theo giáo sư Jean Pierre Michel, chuyên gia hàng đầu về Y học lão khoa châu Âu, bệnh suy giảm trí nhớ nên có sự phòng tránh từ khi còn trẻ tuổi bằng cách duy trì bộ não qua các hoạt động như giáo dục, hoạt động giải trí, chơi nhạc, nói tiếng nước ngoài… Bên cạnh đó, nên duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trí não như như thói quen hút thuốc, thức khuya, ăn uống thiếu dinh dưỡng, bệnh tiểu đường và không tập thể dục...

 Về dinh dưỡng, do sức khỏe trí não có thể bị suy giảm ngay từ khi còn trẻ, nên chúng ta cần chú ý đến các dưỡng chất bổ sung tốt cho trí não để bảo vệ các màng nơ-ron thần kinh và khớp thần kinh như Choline, Acti – SPS (phosphatidylserine đậu nành)…

HOÀNG THÁI

Tin cùng chuyên mục