Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường ngày Tết

Tết đến là lúc gia đình, bạn bè tề tựu đông vui, ngày nào cũng là ngày “có tiệc”. Thế nhưng, đối với những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tiểu đường, vốn cần ăn uống điều độ, đúng giờ, thì vài ngày Tết cũng làm đảo lộn nếp sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Vậy đâu là giải pháp để người bệnh vừa đảm bảo ổn định sức khỏe và tránh các biến chứng mà vẫn có được những ngày Tết vui vẻ sum vầy?
Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường ngày Tết

Tết đến là lúc gia đình, bạn bè tề tựu đông vui, ngày nào cũng là ngày “có tiệc”. Thế nhưng, đối với những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tiểu đường, vốn cần ăn uống điều độ, đúng giờ, thì vài ngày Tết cũng làm đảo lộn nếp sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Vậy đâu là giải pháp để người bệnh vừa đảm bảo ổn định sức khỏe và tránh các biến chứng mà vẫn có được những ngày Tết vui vẻ sum vầy?

Theo thống kê của các tổ chức y tế ở Việt Nam và thế giới, sau những ngày lễ đón mừng năm mới, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện do bệnh tiến triển nặng cao hơn nhiều so với ngày thường. Đó là do chế độ ăn uống và giải trí quá “vô tư” trong những dịp vui đó.

Cám dỗ từ những bữa tiệc Tết

Hai năm “sống chung” với bệnh tiểu đường cũng là hai cái Tết, bà Mùi (58 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) cảm giác như cực hình khi phải chật vật chống chọi với sự cám dỗ từ những mâm cơm thịnh soạn, bắt mắt.

Kể về hai Tết trước, bà Mùi cười gượng gạo: “Tết mất vui vì ăn chẳng dám ăn, uống chẳng dám uống, đến nỗi khách đến nhà, mâm cơm dọn ra mà chỉ ngồi… khơi khơi dầu đũa”. Nhìn cảnh người anh trai chồng bị tiểu đường phải ăn uống kiêng khem đủ thứ, chưa đầy một năm mà người sụt đi 15kg, bà Mùi không khỏi hoang mang, lo lắng. Dù đã được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, song bà vẫn kiên quyết nói không với bất cứ thứ gì liên quan đến ngọt, kể cả hoa quả như cam, bưởi. Khẩu phần ăn cũng giảm đáng kể, mỗi bữa chỉ lưng bát cơm, nhiều rau xanh, đậu phụ, hạn chế thịt, trứng, cá… Kết quả, do việc kiêng khem quá nên khi đi khám, bác sĩ kết luận bà bị suy dinh dưỡng. Lúc này, bà mới tỉnh ngộ, ăn uống một cách khoa học, mỗi ngày dành ra 30 phút đi bộ, uống thuốc đều đặn, là điều kiện cơ bản để giữ sự cân bằng của bệnh tiểu đường.

Dinh dưỡng hợp lý

Sự lựa chọn thông minh và cách chế biến thực phẩm cũng như đồ uống, hạn chế thức uống có cồn sẽ giúp cho đường máu vẫn được kiểm soát tốt trong những ngày Tết. Rút kinh nghiệm từ hai Tết trước, Tết này bà Mùi đã có sự chuẩn bị để có thể vừa vui Tết vừa không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cụ thể, ngoài những món truyền thống trong mâm cơm ngày Tết như bánh chưng, thịt gà, thịt nấu đông, nem rán, giò lụa, bà Mùi đã chuẩn bị nhiều loại rau xanh, củ, quả vừa dễ ăn, không bị ngán, lại tốt cho hệ tiêu hóa. Với thịt, bà Mùi mua loại nhiều nạc, ít mỡ. Ngoài ra, bà mua thêm các loại cá như cá lóc, cá trê, cá rô để các món thêm đa dạng, dễ ăn. Về hoa quả, bà chuẩn bị những trái cây tươi, nhiều vitamin C như cam, quýt, dưa hấu, bưởi…

Ngày Tết, giờ ăn không cố định, trong khi thuốc trị bệnh tiểu đường phải uống đúng giờ. Bà Mùi đã thống nhất với chồng con sẽ ăn những bữa chính. Còn khi khách đến nhà, nếu ăn bữa ngoài giờ, chồng con sẽ là người tiếp khách chính, còn bà Mùi chuẩn bị những món sa lát, rau trộn ăn kèm, vừa làm cho mâm cỗ ngày Tết thêm phong phú, vừa để có thể ngồi ăn cùng mà không sợ ảnh hưởng sức khỏe.

Thường năm nào vợ chồng bà Mùi cũng đi chúc Tết nhiều nơi, có khi mải đi quá giờ ăn. Thế nên, khi đi chúc Tết, bà mang theo hộp sữa, bánh quy, thuốc đề phòng hạ đường huyết. Bà Mùi vui vẻ: “Tết này, tôi đã có thể cụng ly mừng sức khỏe với anh em, bạn bè vì đã có mấy chai rượu vang, thức uống rất tốt cho người bệnh tiểu đường”.

Tin cùng chuyên mục