Đồng bào A Lưới từ ngày có Đảng

Thầy Ku Nô là một trong những đảng viên đầu tiên ở A Lưới. Năm 1947, mặt trận Huế vỡ, ông được tổ chức phân công nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng tại vùng núi phía Tây, Trị - Thiên, chủ yếu là ở A Lưới, cho đến ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất.
“Trước đây, đồng bào các dân tộc A Lưới sống du canh, du cư nên thường xuyên túng quẫn, nhạt muối, thiếu cơm... Nhưng từ ngày đi theo Đảng, Bác Hồ, mọi người đã có cuộc sống ấm no, nhà cửa mỗi ngày một khang trang, đường sá rộng rãi, thôn nối liền thôn, bản nối liền bản. Xã nào cũng có trường học, trạm y tế...”, ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi cho biết.
Đồng bào A Lưới từ ngày có Đảng ảnh 1 Đồng bào các dân tộc A Lưới chung vui Ngày hội Đại đoàn kết
 Sáng tạo chữ cho đồng bào
Giữa núi rừng A Lưới trong màn sương lạnh, chúng tôi - các thành viên đoàn công tác của Ban tổ chức Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn Báo SGGP - đến đây khảo sát để tặng máy vi tính, học bổng cho học sinh; xây dựng các trạm xá quân dân y và hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa với mức tài trợ hơn 4 tỷ đồng, đã may mắn gặp được thầy Hồ Ngọc Mỹ (tức thầy Ku Nô, nguyên quán xã Quảng Vinh, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế).
Thầy Ku Nô là một trong những đảng viên đầu tiên ở A Lưới. Năm 1947, mặt trận Huế vỡ, ông được tổ chức phân công nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng tại vùng núi phía Tây, Trị - Thiên, chủ yếu là ở A Lưới, cho đến ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất.
Thầy Ku Nô kể lại, hồi đó, tôi được tổ chức phân công dạy chữ cho đồng bào Pa Kô - Tà Ôi là hai dân tộc sống xen kẽ nhiều nhất với đồng bào các dân tộc anh em khác ở A Lưới gồm Cơ Tu, Vân Kiều và Pa Hy, qua đó tuyên truyền đường lối cách mạng. Nhưng khó khăn một nỗi, đồng bào Pa Kô - Tà Ôi lúc ấy vẫn tính tuổi theo mùa rẫy, lấy lá rừng làm chén đựng thức ăn, đàn bà con gái không đủ váy mặc, thanh niên đóng khố bằng lá dăm-lo… Đặc biệt, giữa tôi và phần lớn đồng bào lại không hiểu tiếng nói của nhau.
“Làm thế nào thực hiện được nhiệm vụ mà tổ chức đã giao? Bao ngày đêm trăn trở băn khoăn và cuối cùng tôi hiểu ra một điều: Muốn dạy được người khác, trước hết mình phải là học trò của họ”, thầy Ku Nô kể lại.

Kỳ vọng vào thế hệ trẻ 

Nhiệm kỳ 2017-2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện A Lưới phấn đấu thành lập 1 - 2 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác trong thanh niên; 10 - 15 mô hình kinh tế thanh niên có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; hằng năm, mỗi một Đoàn xã, thị trấn và Đoàn khối hành chính sự nghiệp đảm nhận giúp đỡ hỗ trợ ít nhất 1 hộ thanh niên nghèo tại địa phương thoát nghèo bền vững; duy trì, tiếp nhận và thành lập mới từ 3- 5 tổ vay vốn, đưa tổng dư nợ do đoàn thanh niên quản lý lên 10 tỷ đồng...
Thầy Ku Nô cùng một số cán bộ cách mạng nòng cốt của huyện A Lưới còn khởi xướng chiến dịch chống nạn mù chữ cho đồng bào Pa Kô - Tà Ôi thông qua phong trào “bình dân học vụ”. Lớp học hàng ngày có rất đông học sinh nhưng thầy Ku Nô vẫn thấy buồn khi thầy dạy một đường, trò hiểu một nẻo. Trăn trở, thầy Ku Nô phát hiện, trong cách phát âm của đồng bào Pa Kô - Tà Ôi có những thanh điệu không thể ghi lại bằng mẫu tự tiếng Việt.
“Phải dùng mẫu tự Latin phiên âm hay đặt dấu, soạn thêm ký tự diễn đạt ngôn ngữ. Đối với những mẫu tự người Pa Kô - Tà Ôi không ghi lại được bằng tiếng Việt, tôi và hai người học trò xuất sắc, cũng là đồng nghiệp dạy bình dân học vụ là Ku Pống và Ku Trích quyết định sáng chế dấu chấm lửng. Như chữ ơ ghi dấu ươ, chữ ố ghi dấu uô… Từ ý tưởng trên, thầy trò chúng tôi xin phép Tỉnh ủy biên soạn bộ chữ Pa Kô - Tà Ôi vào năm 1958.
Tiếp đó, chúng tôi tổ chức lớp học “nguồn” đào tạo, bồi dưỡng về sự khác biệt thanh điệu cho đồng nghiệp. Lớp học kết thúc, 20 giáo viên nhanh chóng tỏa về các bản làng dạy chữ Pa Kô - Tà Ôi cho đồng bào. Một tháng rồi một năm sau, phong trào học chữ quốc ngữ thông qua bộ giáo trình Pa Kô - Tà Ôi lan ra cả vùng rừng núi hai huyện A Lưới và ĐaKrông - nơi có đồng bào dân tộc Pa Kô - Tà Ôi sinh sống”, thầy Ku Nô cho biết. 
Theo thầy Ku Nô, năm 1959, đồng bào Pa Kô - Tà Ôi đều đọc thông, viết thạo thông qua bộ giáo trình mới. Họ tự hào và sung sướng khi có chữ riêng. Nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng cho đồng bào từ đây thuận lợi qua những bản tin hay những câu ca hò vè viết bằng chữ Pa Kô - Tà Ôi.
Kiêu hãnh A Lưới 
A Lưới nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Thừa Thiên - Huế khoảng 70km về phía Tây. Nơi đây xưa kia là địa bàn đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, Vân Kiều sống rải rác ở các bản làng sâu tít trên dãy Trường Sơn, gần như tách biệt và ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Con đường từ TP Huế lên A Lưới đi mất cả ngày. Đây còn là vùng đất chiến khu bị bom đạn chà đi xát lại nhiều lần nên khi hòa bình lập lại, đồng bào các dân tộc ở A Lưới bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh trên mảnh đất khô cằn đầy rẫy hầm hố và bom đạn, núi rừng trơ trọi do chất độc da cam. 
Song nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong việc giúp đỡ giống cây trồng, định canh định cư nên giờ bà con đã tự lập hơn, biết chăn nuôi, sản xuất phát triển kinh tế gia đình. A Lưới còn xây dựng được hệ thống “đường xương cá” nối các xã với thị trấn huyện lỵ trên đường Hồ Chí Minh. Các công trình phúc lợi điện, đường, trường, trạm ngày càng được xây dựng kiên cố và hoàn thiện.
Ở lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 10%; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Nhiều lĩnh vực mà các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu và triển khai đầu tư, gồm: trồng cây dược liệu, sản xuất dăm gỗ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trại chăn nuôi gia súc công nghệ cao… Đó là tiền đề quan trọng để Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới nhiệm kỳ 2015-2020 thông qua việc xây dựng A Lưới thành đô thị phía Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế, giai đoạn 2016-2020.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, phấn khởi cho biết, đồng bào các dân tộc ở A Lưới bây giờ không những có cuộc sống tương đối đầy đủ mà nhiều người còn biết cách làm giàu từ khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Không ít hộ mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo mô hình “vườn - ao chuồng - rừng” kết hợp, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đổi thay ở A Lưới, dễ dàng nhận ra qua những căn nhà cao tầng, những quả đồi mênh mông cà phê, những phố chợ sầm uất... 
Nhưng có một sự đổi thay âm thầm, bền bỉ mà đầy kiêu hãnh, đó là những người con A Lưới bước ra từ đêm dài tăm tối để trở thành những giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, nhà báo… Như minh chứng, ông Hùng mở tủ ở phòng làm việc lấy ra tập danh sách những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, nhà báo là con em đồng bào các dân tộc A Lưới đang sinh sống, công tác khắp mọi miền đất nước và ngay tại địa phương. Trong đó, Hồ Mạnh Giang hiện đang công tác tại Văn phòng UBND huyện A Lưới mà đồng bào các dân tộc quen gọi “Giang Ha-vớt”.
Thắc mắc thì ông Hùng giải thích rằng: “Chẳng biết cậu Giang mang biệt danh ấy từ khi nào. Mình cũng quen gọi như vậy. Nhưng gọi “Giang Ha-oai” thì đúng hơn. Vì cậu ấy từng du học ở Đại học Tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ. Giang là người Pa Cô đầu tiên bảo vệ thành công luận án thạc sĩ ở Mỹ, trở thành ngọn lửa thắp sáng tinh thần hiếu học và là sự kiêu hãnh của đồng bào các dân tộc A Lưới”, ông Hùng khoe.

Tin cùng chuyên mục