Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Thiếu nhiều nội dung quan trọng

(SGGP).- Ngày 25-4, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc tại Trường ĐH Bách khoa và lãnh đạo ĐH Quốc gia TPHCM lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Giáo dục Đại học. Tại buổi làm việc, nhiều giảng viên đã góp ý thẳng vào những nội dung cụ thể như: tự chủ, tự do học thuật của các trường; trách nhiệm của trường ĐH với xã hội, môi trường, văn hóa và sáng tạo; kiểm định chất lượng… 

(SGGP).- Ngày 25-4, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc tại Trường ĐH Bách khoa và lãnh đạo ĐH Quốc gia TPHCM lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Giáo dục Đại học. Tại buổi làm việc, nhiều giảng viên đã góp ý thẳng vào những nội dung cụ thể như: tự chủ, tự do học thuật của các trường; trách nhiệm của trường ĐH với xã hội, môi trường, văn hóa và sáng tạo; kiểm định chất lượng… 
 
Theo TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, Luật Giáo dục ĐH là rất cần thiết để cải cách giáo dục ĐH nhưng dường như ban soạn thảo lại đưa những nội dung để hợp thức hóa một số vấn đề nhạy cảm chứ chưa cho thấy được mục đích cuối cùng của luật này là để giúp giáo dục ĐH phát triển. 
 
TS Nam cho rằng: “Nên bỏ dự thảo này để làm lại từ đầu vì nhìn một cách tổng thể sẽ thấy thiếu quá nhiều nội dung quan trọng và nhiều quy định không rõ ràng… Trường ĐH hoàn toàn khác với trường phổ thông, nhưng đọc dự thảo luật này xong tôi cứ tưởng là luật cho trường phổ thông cấp 4”.
 
Ngoài những nội dung trên, nhiều giảng viên cũng góp ý Ban soạn thảo cần quy định rõ về sự phân tầng ĐH, phân cấp trong quản lý chứ không thể cái gì cũng xin ý kiến Thủ tướng, cái gì cũng xin Bộ GD-ĐT; vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận; sự cần thiết của hội đồng trường; các trường được chủ động về chương trình đào tạo, tuyển sinh và cấp phát phôi bằng cho sinh viên.

T.HÙNG

Tin cùng chuyên mục