Nét độc đáo của dân tộc ta là có chung ngày Giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Ngày Giỗ Tổ nhắc nhở chúng ta nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước, tri ân công lao các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ như sợi dây thiêng kết nối người dân Việt trong hành trình của cuộc sống - “Hàng năm ăn đâu, làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Giỗ Tổ”.
Sự gắn kết sức mạnh nguồn cội, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc làm cho giang san, đất nước thống nhất, hưng thịnh, vững bền. Trải qua bao cuộc trường chinh, chống các cuộc xâm lăng, giữ gìn bờ cõi, dân tộc ta đã chịu đựng biết bao những hy sinh, quyết không để mất nước, không làm nô lệ. Giờ đây, đất nước được hồi sinh với sự chung tay xây dựng cơ đồ sau những cuộc chiến tranh tàn khốc, cuộc sống người dân ngày càng khấm khá hơn ở tất cả các vùng miền của đất nước. Người Việt Nam ở nước ngoài vẫn dõi theo và hướng về nguồn cội với sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho quê nhà, cho người thân.
Khát vọng hòa bình là khát vọng của biết bao thế hệ. Chúng ta đang sống trong hòa bình, đang cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao và quyết cùng nhau gìn giữ. Phải có nội lực mạnh, không chỉ kinh tế, an ninh quốc phòng mà ở tất cả các mặt, nhất là phải coi trọng văn hóa, con người và phải khắc sâu lời Bác dạy: “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc, chính là nền tảng tinh thần, bệ đỡ cho sự phát triển. Trong quá trình phát triển, tinh thần độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc là nhân tố bảo đảm cho cho vị thế và hình ảnh đất nước.
Sự gắn kết sức mạnh nguồn cội, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc làm cho giang san, đất nước thống nhất, hưng thịnh, vững bền. Trải qua bao cuộc trường chinh, chống các cuộc xâm lăng, giữ gìn bờ cõi, dân tộc ta đã chịu đựng biết bao những hy sinh, quyết không để mất nước, không làm nô lệ. Giờ đây, đất nước được hồi sinh với sự chung tay xây dựng cơ đồ sau những cuộc chiến tranh tàn khốc, cuộc sống người dân ngày càng khấm khá hơn ở tất cả các vùng miền của đất nước. Người Việt Nam ở nước ngoài vẫn dõi theo và hướng về nguồn cội với sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho quê nhà, cho người thân.
Khát vọng hòa bình là khát vọng của biết bao thế hệ. Chúng ta đang sống trong hòa bình, đang cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao và quyết cùng nhau gìn giữ. Phải có nội lực mạnh, không chỉ kinh tế, an ninh quốc phòng mà ở tất cả các mặt, nhất là phải coi trọng văn hóa, con người và phải khắc sâu lời Bác dạy: “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc, chính là nền tảng tinh thần, bệ đỡ cho sự phát triển. Trong quá trình phát triển, tinh thần độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc là nhân tố bảo đảm cho cho vị thế và hình ảnh đất nước.
Trong một thế giới đầy biến động, đối tác, đối tượng đan xen, nhiều cơ hội mở ra để hội nhập sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đầy những hiểm họa, bất trắc, khó lường. Từ những bài học quý giá của lịch sử, ta sẽ nâng niu hòa hiếu, hành xử chân thành, vì hòa bình thế giới với tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tuy nhiên, sẽ phải rất cảnh giác trước những toan tính, những xâm lấn trên nhiều bình diện, có cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm… Nhiều ý kiến cho rằng, trong phạm vi gia đình và cả nước, ta lo làm ăn nhiều, chưa quan tâm, đầu tư đúng mức về xây dựng con người, văn hóa, ta đang bị xâm lăng về văn hóa… Phải chăng người Việt đang “tiêu thụ” quá nhiều những sản phẩm văn hóa nước ngoài, tiếp thu một cách dễ dãi, thiếu chọn lọc và đã có những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống văn hóa đối với một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Vẫn còn những kiểu hành xử thiếu văn hóa, thậm chí bạo lực trong mối quan hệ với những người trong gia đình, trong nhà trường, trong bệnh viện, trong cơ quan, đơn vị, trong mối quan hệ làm ăn của thời cơ chế thị trường…đang gây bức xúc. Trách nhiệm, tình thương, sự trung thực, tử tế, lương thiện, những giá trị sống tốt cần được quan tâm bồi đắp… để đẩy lùi cái ác, cái xấu xa, thấp hèn đang ẩn nấp quanh ta. Lãnh đạo các cấp cần quan tâm nhiều hơn cho văn hóa, giáo dục, con người. Không chạy theo tăng trưởng GDP bằng mọi giá. Cần dành thời gian để xem xét, đánh giá, đầu tư cho việc trồng người, cho xây dựng nguồn nhân lực và sử dụng nhân tài để phát triển đất nước trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Việc Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và không có “vùng cấm” trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng này, đã và đang được dư luận xã hội đồng tình. Nếu xem tham nhũng là giặc nội xâm, thì việc đấu tranh phòng chống tham nhũng giờ đây theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: Đã trở thành phong trào, xu thế, tạo được dấu ấn tốt, lan tỏa rộng rãi, củng cố niềm tin trong nhân dân. Lò đã nóng và ngày càng đỏ lửa làm ấm thêm lòng dân và niềm tin. Cùng với công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, sẽ thu phục nhân tâm vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Trên đất nước các Vua Hùng, ngày Giỗ Tổ cũng là dịp các thế hệ người Việt bày tỏ lòng thành kính, cùng nhau hướng về nguồn cội, hun đúc ý chí, nghị lực, bản lĩnh, niềm tin, cùng góp phần nâng cao vị thế và tầm vóc đất nước trong thời đại toàn cầu hóa.
Vẫn còn những kiểu hành xử thiếu văn hóa, thậm chí bạo lực trong mối quan hệ với những người trong gia đình, trong nhà trường, trong bệnh viện, trong cơ quan, đơn vị, trong mối quan hệ làm ăn của thời cơ chế thị trường…đang gây bức xúc. Trách nhiệm, tình thương, sự trung thực, tử tế, lương thiện, những giá trị sống tốt cần được quan tâm bồi đắp… để đẩy lùi cái ác, cái xấu xa, thấp hèn đang ẩn nấp quanh ta. Lãnh đạo các cấp cần quan tâm nhiều hơn cho văn hóa, giáo dục, con người. Không chạy theo tăng trưởng GDP bằng mọi giá. Cần dành thời gian để xem xét, đánh giá, đầu tư cho việc trồng người, cho xây dựng nguồn nhân lực và sử dụng nhân tài để phát triển đất nước trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Việc Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và không có “vùng cấm” trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng này, đã và đang được dư luận xã hội đồng tình. Nếu xem tham nhũng là giặc nội xâm, thì việc đấu tranh phòng chống tham nhũng giờ đây theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: Đã trở thành phong trào, xu thế, tạo được dấu ấn tốt, lan tỏa rộng rãi, củng cố niềm tin trong nhân dân. Lò đã nóng và ngày càng đỏ lửa làm ấm thêm lòng dân và niềm tin. Cùng với công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, sẽ thu phục nhân tâm vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Trên đất nước các Vua Hùng, ngày Giỗ Tổ cũng là dịp các thế hệ người Việt bày tỏ lòng thành kính, cùng nhau hướng về nguồn cội, hun đúc ý chí, nghị lực, bản lĩnh, niềm tin, cùng góp phần nâng cao vị thế và tầm vóc đất nước trong thời đại toàn cầu hóa.